EU: Chính sách ưu đãi xe điện của Mỹ "gây phân biệt đối xử"

Bảo Bình
Lãnh đạo Liên minh châu Âu cho rằng các khoản tín dụng thuế dành cho xe điện của Mỹ sẽ “dẫn đến sự phân biệt đối xử vô cớ đối với các nhà sản xuất ô tô và linh kiện ô tô của EU”...
Giám đốc thương mại của EU, Valdis Dombrovskis. Ảnh: Bloomberg
Giám đốc thương mại của EU, Valdis Dombrovskis. Ảnh: Bloomberg

Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo các nhà lãnh đạo Mỹ và các thành viên trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden về những chính sách phát triển xe điện của Mỹ có thể vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế và gây mâu thuẫn trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. 

Theo hãng tin Bloomberg, Giám đốc thương mại của EU, Valdis Dombrovskis, ngày 3/12 vừa qua đã gửi một lá thư cho các quan chức bao gồm Lãnh đạo Đa số Thượng viện Charles Schumer và Lãnh đạo thiểu số Mitch McConnell, nói rằng các khoản trợ cấp của chính phủ sẽ phân biệt đối xử đối với các nhà sản xuất ô tô châu Âu.

Kế hoạch của Mỹ sẽ cung cấp thêm 4.500 USD tín dụng thuế cho người tiêu dùng mua ô tô do các nhà sản xuất Mỹ sản xuất có liên đoàn lao động, sau khoản quỹ 7.500 USD ban đầu áp dụng cho mọi loại xe điện, bất kể chúng được sản xuất ở đâu và 5 năm sau sẽ chỉ áp dụng đối với những sản phẩm được sản xuất tại Mỹ. Canada đã lên tiếng phản đối các khoản trợ cấp mua xe điện này và Mexico đã đe dọa sẽ trả đũa.

Các khoản tín dụng thuế sẽ “dẫn đến sự phân biệt đối xử vô cớ đối với các nhà sản xuất ô tô và linh kiện ô tô của EU”, Dombrovskis cho biết trong bức thư. “Tôi hy vọng rằng chính sách này sẽ không dẫn đến những xích mích không cần thiết hoặc tạo ra những rào cản mới trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương”.

EU là đối tác mới nhất trong một loạt các đối tác thương mại quan trọng chỉ trích điều khoản này, cho rằng nó sẽ phân biệt đối xử với các công ty nước ngoài và gây tổn hại cho người lao động Mỹ. Mexico và Canada đều cho biết họ sẽ sẵn sàng đáp trả bằng các biện pháp đối phó nếu phiên bản đã được Hạ viện thông qua trở thành luật.

Dombrovskis đặt câu hỏi liệu điều khoản có giúp ích cho mục tiêu cuối cùng của chính quyền Mỹ trong việc hỗ trợ công đoàn hóa công nhân trong nhà máy lắp ráp hay không.

“Các khoản tín dụng thuế tiêu dùng được đề xuất dường như không phải là công cụ hiệu quả để đạt được sự liên minh lao động hơn nữa ở Mỹ, thay vào đó nó có thể mang động cơ phân biệt đối xử”, bức thư viết.

Người đứng đầu tổ chức thương mại EU cũng cho biết dự luật được đề xuất sẽ "về cơ bản không phù hợp" với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới và có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng xuyên Đại Tây Dương.

Dombrovkis đã yêu cầu các nhà lập pháp Mỹ rút lại các phần của đạo luật mà ông cho rằng phân biệt đối xử với EU trước khi Thượng viện thông qua gói này.

Lưu ý cảnh báo của EU được đưa ra khi EU và Mỹ đang nỗ lực để giảm bớt căng thẳng thương mại trong quá khứ trong lĩnh vực hàng không dân dụng và thép, nhôm sau một thời kỳ xung đột gia tăng trong chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump.

Ủy ban châu Âu đang đề xuất luật yêu cầu tất cả ô tô mới ở EU phải không có khí thải vào năm 2035. Về phía Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden muốn ít nhất một nửa số xe bán ra là xe chạy điện vào năm 2030.

Tin mới

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.