Hết ưu đãi trước bạ, sức mua ô tô giảm đột ngột

An Nhi
Tổng sức mua ô tô trên toàn thị trường tháng đầu năm 2021 đã bị sụt giảm sâu so với tháng liền trước.
Cú tụt dốc của sức mua ô tô tháng đầu năm 2021 được cho là xuất phát chủ yếu từ việc chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ hết hiệu lực.
Cú tụt dốc của sức mua ô tô tháng đầu năm 2021 được cho là xuất phát chủ yếu từ việc chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ hết hiệu lực.

Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), chỉ có tổng cộng 26.432 chiếc xe được bán ra trên toàn thị trường trong tháng 1/2021, sụt giảm đến  45% so với tháng 12/2020.

Trong đó, phân khúc xe du lịch đạt 20.398 chiếc, giảm 45% so với tháng cuối cùng của năm ngoái; phân khúc xe thương mại đạt 5.741 chiếc, giảm 46%; phân khúc xe chuyên dụng đạt vẻn vẹn 293 chiếc, giảm 13%.

Cú tụt dốc của sức mua ô tô tháng đầu năm 2021 được cho là xuất phát chủ yếu từ việc chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ với các loại xe lắp ráp trong nước theo Nghị định 70 của Chính phủ đã hết hiệu lực từ ngày 31/12/2020.

Có thể thấy các loại ô tô lắp ráp trong nước đang chiếm phần lớn tỷ trọng ở thị trường xe phổ thông. Đa số các thương hiệu ô tô phổ thông nắm thị phần lớn tại Việt Nam như Hyundai, Kia, Mazda… đều đang sản xuất, lắp ráp trong nước hầu hết các mẫu xe. Thậm chí với TC Motor, hãng xe này đang lắp ráp tại nhà máy Ninh Bình tất cả các mẫu xe du lịch Hyundai.

Ngay như thương hiệu lớn thứ 2 thị trường là Toyota, dù số lượng mẫu xe nhập khẩu chiếm đa số trong danh mục sản phẩm nhưng sản lượng bán hàng lại rất thấp. Trong khi đó, các mẫu xe lắp ráp trong nước dù ít ỏi song lại nắm doanh số lớn. Đơn cử trường hợp mẫu xe sedan cỡ nhỏ Vios vẫn đang tiếp tục nắm giữ ngôi vương nếu chỉ xét riêng về sản lượng bán hàng trên thị trường.

Trên thực tế, Nghị định 70 của Chính phủ ban hành cuối tháng 6/2020 đã như một cú hích mạnh giúp thị trường ô tô không rơi vào trạng thái ảm đạm do những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Bên cạnh việc chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ với xe lắp ráp trong nước hết hiệu lực, thị trường ô tô tháng đầu năm cũng sụt giảm sức mua một phần vì đa số người tiêu dùng đã tranh thủ mua sắm xe trong tháng cuối năm vừa qua.

Hiện tại, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và ít nhiều tác động tiêu cực đến nhu cầu mua sắm phương tiện giao thông của người dân Việt Nam. Do đó, một số hãng xe vẫn đang tự "bỏ tiền túi" để hỗ trợ lệ phí trước bạ cho khách hàng nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, sức mua ô tô nói chung vẫn không thực sự sáng sủa.

SỨC MUA Ô TÔ TRÊN TOÀN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 3 THÁNG GẦN ĐÂY

Hết ưu đãi trước bạ, sức mua ô tô giảm sâu - Ảnh 1.

 

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.