Không giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô đăng ký mới

Bộ Tài chính nhận định việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô đăng ký mới là không phù hợp với bối cảnh hiện nay...
thị trường ô tô
Trong giai đoạn đầu năm nay, sức mua ô tô trên toàn thị trường đã tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2020.

Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời đề xuất của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) về các chính sách hỗ trợ bổ sung nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, đối với đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe ô tô đăng ký mới, Bộ Tài chính nhận định chính sách này không phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Bởi lẽ, sau đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên hồi tháng 3/2020, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và người dân, trong đó có các doanh nghiệp ô tô.

Cụ thể, ngày 8/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Tiếp theo, đến ngày 15/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2020/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Mới đây nhất, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 52//2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2021.

Ngay với chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ, ngày 28/6/2020, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 70/2020/NĐ-CP trong đó quy định giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Chính sách hỗ trợ này đã hết hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021.

Từ thực tế nêu trên, Bộ Tài chính cho rằng không cần thiết để ban hành chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ ở thời điểm này, đồng thời đề nghị các hãng xe thành viên VAMA cần tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành về chính sách lệ phí trước bạ.

Có thể thấy rằng, cùng với những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và người dân để vượt qua khó khăn.

Bên cạnh vai trò trợ giúp từ chính sách, bản thân các doanh nghiệp ô tô cũng đã và đang có những động thái kích cầu thị trường thông qua loạt chương trình khuyến mại, giảm giá và kể cả tự “bỏ tiền túi” hỗ trợ lệ phí trước bạ cho khách hàng.

Kết quả là trong giai đoạn đầu năm nay, sức mua ô tô trên toàn thị trường đã tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê của VAMA, tổng sức mua ô tô trên toàn thị trường cộng dồn 3 tháng đầu năm nay đã đạt 70.952 chiếc, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một con số rất đáng khích lệ trong bối cảnh thị trường vẫn đang phải chịu những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19.

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.