Ô tô nhập khẩu từ Indonesia tăng mạnh trở lại, Trung Quốc giảm sâu

An Nhi
Ô tô nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan vẫn đứng đầu bảng, xe nhập khẩu Trung Quốc giảm mạnh trong khi xe từ Indonesia tăng trở lại
Mẫu xe đa dụng 5+2 chỗ ngồi Suzuki XL7 nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Mẫu xe đa dụng 5+2 chỗ ngồi Suzuki XL7 nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, đã có 9.796 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về nước trong tháng 2/2021, đạt giá trị kim ngạch xấp xỉ 200 triệu USD.

Đáng chú ý là nếu chỉ xét riêng về số lượng, các loại ô tô nguyên chiếc (CBU) nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan tiếp tục áp đảo khi chiếm đến 53%, đạt 5.196 chiếc.

Xe nhập khẩu có xuất xứ từ Indonesia cũng đã tăng mạnh trở lại trong tháng 2/2021, đạt 3.300 chiếc, chiếm 34% thị phần.

Trong khi đó, các loại xe từ Trung Quốc đã giảm mạnh về số lượng khi chỉ có 589 chiếc được nhập khẩu về nước tháng vừa qua, chiếm 6% thị phần ô tô nhập khẩu. Đây là cú sụt giảm sâu của ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc. Tháng đầu năm, ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đạt đến 1.463 chiếc, vượt qua Indonesia để đứng thứ 2 sau Thái Lan.

Xét về giá trị kim ngạch, các loại ô tô nhập khẩu Thái Lan vẫn đứng đầu bảng khi đạt hơn 101 triệu USD, tiếp theo là Indonesia đạt hơn 40 triệu USD và thứ ba là Trung Quốc đạt 22,5 triệu USD.

Hiện tại, Việt Nam đang nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ 12 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc, một số nước khác có lượng xe ô tô CBU xuất khẩu vào Việt Nam lớn gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Nga.

THỐNG KÊ Ô TÔ NHẬP KHẨU THEO XUẤT XỨ THÁNG 2/2021

Ô tô nhập khẩu từ Indonesia tăng mạnh trở lại, Trung Quốc giảm sâu - Ảnh 1
Ô tô nhập khẩu từ Indonesia tăng mạnh trở lại, Trung Quốc giảm sâu - Ảnh 2

Thị trường ô tô nhập khẩu Việt Nam đang chịu tác động lớn từ các hiệp định thương mại. Trong đó đáng kể nhất là Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA).

Theo quy định của ATIGA, kể từ ngày 1/1/2018, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giữa các nước nội khối ASEAN đã giảm về 0%. Quy định này đã tạo nên một bước ngoặt lớn để đưa Thái Lan và Indonesia trở thành hai nước có lượng xe ô tô xuất khẩu vào Việt Nam nhiều nhất.

Trước khi lộ trình cắt giảm thuế về 0% được thực hiện, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai xuất xứ chủ yếu của mặt hàng ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.

Trung Quốc với lợi thế là các loại xe tải, xe chuyên dụng mặc dù không được hưởng lợi nhiều từ các hiệp định thương mại song vẫn đang duy trì ở vị trí thứ 3. Số lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc thường không lớn song giá trị kim ngạch lại rất đáng kể.

Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan, cộng dồn 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 17.922 xe ô tô CBU, đạt giá trị kim ngạch trên 397 triệu USD.

Trong đó, xe có xuất xứ từ Thái Lan xếp đầu bảng với 9.537 chiếc, đạt giá trị hơn 186 triệu USD; Indonesia xếp thứ hai với 4.737 chiếc, đạt giá trị 59,3 triệu USD; Trung Quốc đứng thứ ba với 2.040 chiếc, đạt giá trị 70,7 triệu USD.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.