10 ôtô kém khách nhất 2017

Đức Thọ
Thương hiệu Toyota “đóng góp” thêm một mẫu xe mới vào nhóm ôtô kém khách nhất năm vừa qua
Nằm ở phân khúc hẹp với giá bán lẻ trên 3,5 tỷ đồng, việc Toyota Alphard đạt sản lượng bán hàng thấp là điều dễ hiểu.
Nằm ở phân khúc hẹp với giá bán lẻ trên 3,5 tỷ đồng, việc Toyota Alphard đạt sản lượng bán hàng thấp là điều dễ hiểu.

Khác với nhóm xe bán chạy, danh sách 10 mẫu xe ôtô đạt sản lượng bán hàng thấp nhất thị trường ít có sự xáo trộn hơn. Nhưng trong năm 2017, danh sách này đã bắt đầu được "làm mới".

Sự xuất hiện của mẫu minivan cao cấp Toyota Alphard trong danh sách 10 ôtô kém khách nhất thị trường Việt Nam năm 2017 khá lạ mắt nhưng không bất ngờ. Cũng giống như nhiều mẫu xe khác, Alphard vốn không dành cho số đông người tiêu dùng bởi nhiều lý do, trong đó có cả mức giá bán lẻ đến trên 3,5 tỷ đồng.

Trước Alphard, một mẫu xe khác mang thương hiệu Toyota đã "thường trực" trong danh sách xe kém khách nhất thị trường là Land Cruiser. Điểm chung khiến cả 2 mẫu xe này dắt tay nhau vào bảng thống kê không vui vẻ chính là giá bán cao và phân khúc thị trường hẹp.

Đó cũng chính là lý do chung của mẫu xe… quen thuộc nữa là Honda Odyssey. Odyssey thường xuyên góp mặt vào nhóm xe bán chậm nhất thị trường khi cạnh tranh trong phân khúc MPV cao cấp vốn khá kén chọn người tiêu dùng.

Nhưng với Honda, còn một lý do nữa khiến Odyssey không thể "thoát" khỏi danh sách 10 xe ế ẩm chính là mức giá bán lẻ kém cạnh tranh. Trên thị trường, Odyssey chỉ có một đối thủ cạnh tranh là Kia Sedona. Tuy nhiên, mức giá bán lẻ xấp xỉ 2 tỷ đồng đã làm giảm sức cạnh tranh của Odyssey rất nhiều khi đối thủ Sedona có giá bán thấp hơn đến trên dưới 700 triệu đồng. Khoảng chênh lệch giá này dư sức định hướng người tiêu dùng mà chưa cần quan tâm đến chất lượng, thương hiệu hay khả năng vận hành.

Tại thị trường Việt Nam, Honda thường tự định vị các sản phẩm của mình nhỉnh hơn so với các đối thủ và do đó, giá bán lẻ cũng thường cao hơn. Bởi vậy, không có gì lạ khi Honda còn góp thêm một cái tên nữa là Accord.

Một mẫu xe nữa cũng ít nhiều bị mang tiếng một cách oan uổng nếu bị coi là ế ẩm, đó là Chevrolet Trax. Giống như 4 mẫu xe của Toyota và Honda nêu trên, Trax cũng chỉ gánh trên vai nhiệm vụ thương hiệu cho tập đoàn ôtô Mỹ là chủ yếu thay vì mục tiêu doanh số.

Nhưng có một tín hiệu đáng khích lệ với Chevrolet Trax. Từ tháng 10/2017, GM Việt Nam đã giảm đến 90 triệu đồng trên giá bán lẻ của Trax và gần như lập tức, sản lượng bán hàng của mẫu SUV đô thị này tăng mạnh. Với ưu thế thương hiệu, công nghệ và khả năng vận hành được đánh giá cao, nếu GM giảm giá sớm hơn, không loại trừ khả năng Trax đã thoát khỏi danh sách 10 ôtô kém khách nhất thị trường.

Khái niệm ế ẩm thực sự đúng với cả 5 mẫu xe còn lại trong danh sách.

Đầu tiên phải kể đến bộ đôi thương hiệu Mekong là Pronto và Premio. Cả 2 mẫu xe này chưa khi nào hết ế ẩm khi sản lượng bán hàng cộng gộp cả năm luôn dưới mốc 100 chiếc. Thậm chí trong nhiều tháng liền, lượng xe bán ra của Pronto và Premio vẫn chỉ là con số 0 tròn chĩnh.

Nếu như Mekong là một thương hiệu đáng quên trên thị trường thì Suzuki lại là trường hợp đáng tiếc. Năm 2017, thương hiệu Nhật Bản này đóng góp đến 3 mẫu xe ế ẩm gồm Grand Vitara, Ciaz và Ertiga.

Cả 3 mẫu xe này đều đang góp mặt vào những phân khúc đang được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, Suzuki giống như người bán hàng chỉ bày ra và để đó mà không quan tâm đến hoạt động marketing hay bán hàng. Bởi vậy, nếu sản phẩm không có gì nổi bật thì sẽ rất khó để người tiêu dùng tìm đến.

Bản thân Suzuki cũng đã vấp phải tình cảnh này với thương hiệu xe máy. Suzuki không phải thương hiệu mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, chính sự thờ ơ đã khiến mảng xe máy của Suzuki đi từ vị thế hàng đầu thị trường vào thoái trào. Khó hiểu là sau sự mất hút của mảng xe máy, liên doanh Nhật Bản này vẫn không thay đổi cho mảng sản phẩm ôtô.

Với cách làm hiện nay của Suzuki, việc 3 mẫu xe Grand Vitara, Ciaz và Ertiga rơi vào danh sách ế ẩm nhất thị trường là điều đáng tiếc.

undefined - Ảnh 1.

Tin mới

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Tham gia Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024 tại Thái Lan là bước đi quan trọng của VinFast trong chiến lược mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Một số chuyên gia nhận định đây là thị trường ô tô đầy tiềm năng trong tương lai, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không ít.
Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.