11 ngân hàng cho vay 312.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Vũ Phong
Về gói tín dụng trên, tính đến cuối tháng 8/2021, các ngân hàng đã giải ngân được 215.354 tỷ đồng cho 19.154 khách hàng...

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh vừa có văn bản trả lời các ý kiến đề xuất chính sách hỗ trợ chống dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp bất động sản tại Tp.Hồ Chí Minh. Trong đó, cơ quan này nhấn mạnh, năm 2021 có 11 ngân hàng trên địa bàn đăng ký tham gia gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với tổng số tiền đăng ký cho vay là hơn 312.000 tỷ đồng.

Chia sẻ thêm, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 2020 đến nay, khi dịch Covid-19 bùng phát tác động đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế - xã hội trong nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kịp thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đồng thời, hệ thống các tổ chức tín dụng đã tổ chức triển khai quyết liệt, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và đã đạt được nhiều kết quả. Nhìn chung, lãi suất cho vay tối đa không quá 4,5%/năm đối với cho vay ngắn hạn VND và xoay quanh mức 9%/năm đối với cho vay trung, dài hạn cũng như các hình thức hỗ trợ giảm lãi khoản vay cũ, tăng hạn mức cho vay, cơ cấu lại kỳ hạn nợ...

Về giải ngân gói tín dụng 312.000 tỷ đồng nói trên, tính đến cuối tháng 8/2021, các ngân hàng đã giải ngân được 215.354 tỷ đồng cho 19.154 khách hàng. Tính chung đến thời điểm báo cáo, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã thực hiện được 216.571 tỷ đồng cho 19.278 khách hàng.

Đối với khách hàng trong khu chế xuất - khu công nghiệp của các ngân hàng trên địa bàn, tính đến cuối tháng 8/2021, dư nợ cho vay đạt 187.588 tỷ đồng, cho 3.399 khách hàng vay vốn, tăng 11,72% so với cuối năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 144.530 tỷ đồng, tăng 18,64%; dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 43.058 tỷ đồng, giảm 6,56%...

Ngoài ra, các ngân hàng trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 01, Thông tư số 03 và Thông tư số 14 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ ngành hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid -19…

Tổng dư nợ tái cơ cấu cho khách hàng ảnh hưởng dịch trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 8/2021 đạt 1,61 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 60% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Trong quý 3/2021, do phải thực hiện giãn cách xã hội nên tăng trưởng tín dụng tại Tp.Hồ Chí Minh chỉ đạt 0,76%. Lũy kế, 9 tháng đầu năm 2021, dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố cũng chỉ tăng 6,41% so với cuối năm trước.

Chia sẻ về kế hoạch trong thời gian tới, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh cho biết, sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các nội dung kế hoạch đã xây dựng, trong đó đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.

"Đồng thời, theo dõi việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ thiệt hại cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo nội dung Thông tư 14/2021/TT-NHNN," vị lãnh đạo này nhấn mạnh.

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Kế hoạch của chính quyền Tổng thống Biden nhằm áp dụng các mức thuế mới nặng hơn đối với xe điện và pin của Trung Quốc sẽ mang lại sự bảo vệ tạm thời cho việc làm trong lĩnh vực ô tô của Mỹ, nhưng có thể gây thiệt hại cho những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách đẩy nhanh việc áp dụng xe điện của Mỹ.
Khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản “hết phép”, điều gì sẽ xảy ra?

Khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản “hết phép”, điều gì sẽ xảy ra?

Một loạt các nhà sản xuất ô tô toàn cầu, trong đó có các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, đang ngày càng có xu thế chuyển hướng sang hợp tác với các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trong nỗ lực giành lại thị phần tại một trong những thị trường ô tô lớn nhất và thay đổi nhanh nhất thế giới.