300 container điều thô “mắc kẹt” vì Thông tư 13

Y Nhung
Doanh nghiệp chế biến điều trong nước đang gặp khó do nguyên liệu nhập khẩu chưa được thông quan vì “vướng” Thông tư 13
Xuất khẩu điều đã đạt 519 triệu USD, tăng 21,6% trong nửa đầu năm 2011.
Xuất khẩu điều đã đạt 519 triệu USD, tăng 21,6% trong nửa đầu năm 2011.
Thông tư số 13/2011/TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có hiệu lực từ ngày 1/7, đã khiến 300 container điều nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam chưa được thông quan.

Thông tư 13 hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.

Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng 3 yêu cầu là: sản xuất tại quốc gia được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm hàng hóa; bao gói hoặc chứa đựng trong các phương tiện phù hợp, ghi nhãn bằng tiếng Việt hoặc có nhãn phụ tiếng Việt; đã được kiểm tra và chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định.

Lý do trên khiến 300 container điều thô đã về tới cảng của Việt Nam nhưng vẫn chưa được thông quan. Kéo theo điều này, doanh nghiệp lại phải “cõng” thêm khoản chi phí lưu kho không hề nhỏ.

Tại hội nghi giao ban xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm do Bộ Công Thương tổ chức ngày 6/7, ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho hay, ngày 16/3, Thông tư trên mới được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ký ban hành.

Trong khi đó, để chủ động phục vụ cho sản xuất ngay từ đầu năm các doanh nghiệp đã phải ký kết hợp đồng nhập khẩu điều nguyên liệu. Sản phẩm này lại được Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Tây Phi, Đông Phi - khu vực không nhiều quốc gia được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm hàng hóa.

Theo ông Giang, hiện nay công suất chế biến của toàn ngành là 800.000 tấn điều thô/năm. Trong khi nguyên liệu trong nước mới đáp ứng được khoảng 300.000 tấn, nên việc nhập khẩu là bất khả kháng.

Trước tình hình trên, Vinacas đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng cho phép gia hạn việc nhập khẩu điều thô đến hết ngày 30/9/2011.

Bên cạnh đó, Hiệp hội này còn đề nghị các cơ quan liên quan tổ chức các hội thảo hướng dẫn để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các quy định mới.

Song về quan điểm, Vinacas cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên đưa hạt điều thô ra khỏi danh mục hàng hoá cần kiểm tra an toàn thực phẩm do đây chỉ là nguyên liệu phải qua chế biến mới trở thành thực phẩm.

Về phía cơ quan thuế, Vinacas đề nghị giảm thuế nhập khẩu đối với điều thô về mức 0% thay cho 5% như hiện nay.

Trước đề xuất này, đại diện Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết sẽ xem xét và mức thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu này thời gian tới có thể sẽ được áp ở mức từ 0 – 3% để cân bằng lợi ích của cả nhà sản xuất và người nông dân trồng điều.

Tin mới

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.
#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.