5 tuyến xe buýt xin ngừng chạy, Hà Nội sẽ xử lý thế nào?

Minh Long
Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản báo cáo UBND TP Hà Nội về việc Công ty TNHH Bắc Hà (Công ty Bắc Hà) đề nghị dừng khai thác hợp đồng đấu thầu đối với 5 tuyến buýt có trợ giá và kiến nghị TP Hà Nội 2 phương án thay thế.
Các tuyến buýt của Công ty Bắc Hà trước đó có số 41, 42, 43, 44, 45 hoạt động có lộ trình ở các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình và công viên Thống Nhất.  
Các tuyến buýt của Công ty Bắc Hà trước đó có số 41, 42, 43, 44, 45 hoạt động có lộ trình ở các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình và công viên Thống Nhất.  

Ngay sau khi tiếp nhận kiến nghị của Công ty Bắc Hà xin đơn phương dừng khai thác hợp đồng đấu thầu đối với 5 tuyến buýt có trợ giá, Sở GTVT đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (đơn vị ký kết hợp đồng) làm việc trực tiếp của Công ty Bắc Hà để rà soát, làm rõ các vấn đề liên quan cũng như đề xuất giải pháp xử lý. Việc Công ty Bắc Hà dừng hoạt động 5 tuyến buýt là do doanh nghiệp không còn năng lực để tiếp tục triển khai thực hiện.

Vì vậy cần phải có giải pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, hợp đồng đã ký kết cũng như duy trì hoạt động của các tuyến buýt nhằm tránh xáo trộn và có giải pháp hài hòa ổn định cuộc sống cho khoảng 200 lao động có nguy cơ mất việc làm do Công ty Bắc Hà dừng thực hiện hợp đồng.

Trước vấn đề này, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất 2 phương án xử lý. Theo đó, phương án 1, chấm dứt hợp đồng với Công ty Bắc Hà và chỉ định thầu cho đơn vị thay thế có đủ có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện phần công việc còn lại của gói thầu để tiếp tục khai thác vận hành 5 tuyến buýt (giá trị phân khối lượng công việc chưa thực hiện giao cho nhà thầu mới được tính bằng giá trị ghi trong hợp đông trừ đi giá trị của phân khối lượng công việc đã thực hiện trước đó).

Phương án 2, chấm dứt hợp đồng với Công ty Bắc Hà, tạm dừng khai thác đối với 5 tuyến buýt để rà soát, tính toán lại dự toán, chi phí, thiết kế tuyến để hình thành gói thầu mới, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định.

Cả 2 phương án trên (phương án 1 và phương án 2) đều phải tiến hành thủ tục trình UBND TP cho phép chấm dứt hợp đồng với Công ty Bắc Hà để xem xét phương án lựa chọn đơn vị thực hiện phân khối lượng còn lại. 

Phương án 1 có ưu điểm là thay thế, lựa chọn ngay được nhà thầu để thực hiện khối lượng còn lại, duy trì liên tục hoạt động của các tuyến buýt, không gây xáo trộn về hoạt động đi lại của người dân, thuận lợi cho việc đàm phán, tiếp nhận, kế thừa khoảng 200 người lao động có khả năng mất việc làm đối với đơn vị được chỉ định thay thế.

Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là nhà thầu được lựa chọn thay thế thực hiện có ít thời gian để chuẩn bị các điều kiện đáp ứng yêu cầu về phương tiện, nhân lực thực hiện.

Phương án 2 có ưu điểm không bị áp lực về thời gian khi tổ chức lựa chọn nhà thầu. Hay nói cách khác, nhà thầu có khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị phương tiện, nhân sự, các điều kiện để đáp ứng gói thầu.

Song, phương án này có nhiều nhược điểm lớn khi phải tạm dừng hoạt động các tuyến buýt trong khoảng thời gian nhất định để tổ chức lựa chọn nhà thầu khác (từ 6 - 9 tháng).

Việc vận hành tuyến không liên tục có thể gây xáo trộn trong hoạt động đi lại của người dân, khó khăn cho việc kế thừa lao động, người lao động có nguy cơ mất việc làm, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Hành khách đi lại thường xuyên trên các tuyến cũ sẽ phải chuyển từ 2 - 3 chuyến, thời gian di chuyển sẽ phải kéo dài (có thể hành khách sẽ chuyển qua sử dụng phương tiện cá nhân).

Đồng thời, với phương án 2, cơ quan quản lý sẽ phải xây dựng phương án điều chỉnh các tuyến buýt khác hỗ trợ cho 5 tuyến buýt trong thời gian tạm ngừng hoạt động, việc điều chỉnh các tuyến buýt hỗ trợ cũng sẽ phát sinh thêm chi phí, gây xáo trộn luồng tuyến.

Sở GTVT Hà Nội khẳng định, quan điểm của Sở khi đề xuất phương án là cố gắng duy trì hoạt động của 5 tuyến buýt, hạn chế tối đa các xáo trộn ảnh hưởng đến mạng lưới tuyến buýt, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.