7 hiệp hội doanh nghiệp mong giãn và giảm mức thu phí cảng biển tại TPHCM

Châu Anh
Các hiệp hội cho rằng, mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn TPHCM dự kiến bắt đầu từ ngày 1/4 còn chưa hợp lý...
Doanh nghiệp lo lắng vì phí hạ tầng cảng biển tại TP HCM
Doanh nghiệp lo lắng vì phí hạ tầng cảng biển tại TP HCM

Ngày 2/3, 7 hiệp hội doanh nghiệp (Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày - túi xách Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam và Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM) đã kiến nghị giãn thời gian và mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn TPHCM.

Các hiệp hội cho rằng, mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn TPHCM dự kiến bắt đầu từ ngày 1/4 còn chưa hợp lý. 

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, mức thu phí mới chưa hợp lý bởi doanh nghiệp chưa vực dậy nội lực sản xuất sau thời gian đóng băng kéo dài vì dịch bệnh. Đến đầu năm 2022 các doanh nghiệp vừa mới bắt đầu phục hồi sản xuất nhưng lại phải chịu áp lực giá xăng kéo theo cước vận tải biển, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Chưa kể, tình trạng thiếu lao động khiến các doanh nghiệp buộc phải tăng giá nhân công để lấp đầy nhiều khâu sản xuất. 

Ngoài ra, mức phí áp dụng chưa công bằng giữa các loại hàng hóa và doanh nghiệp, tạo thêm gánh nặng về thủ tục hành chính, tăng thời gian thực hiện thủ tục hành chính, gây khó cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cũng cho rằng, với cách thu phí hiện nay đang khiến doanh nghiệp phải đóng phí hai lần đối với các lô hàng xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Trong đó, một lần phí cho nhập khẩu và một lần cho xuất khẩu. Do vậy, các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị thành phố xem xét dời thời gian thực hiện thu các loại phí nói trên đến hết 31/12/2022.

Đồng thời, điều chỉnh thu chung một mức là 250.000 đồng/cont với container 20ft; 500.000 đồng/cont với container 40ft và 15.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container cho tất cả các lô hàng xuất nhập khẩu, lô hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu cũng như địa điểm đăng ký mở tờ khai cho lô hàng. 

Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản phản ánh, đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM (doanh nghiệp ngoại tỉnh) thì bị thu mức phí cao gấp đôi đối với doanh nghiệp mở tờ khai hải quan tại TP.HCM.

Trước đó, nhiều đơn vị đã tính tới việc vận chuyển container (cont) hàng tới cảng Cái Mép thay vì cảng TP.HCM nhưng chi phí sẽ tăng thêm từ 3 - 3,5 triệu đồng/cont. Điều này làm doanh nghiệp ngoài TP.HCM buộc phải chuyển mở tờ khai hải quan ở tỉnh về địa phương này gây quá tải, có thể dẫn tới ách tắc việc khai báo, chậm tiến độ thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Tin mới

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Trong lĩnh vực ô tô, hầu hết các OEM đều đặt mục tiêu đạt mức 0 ròng vào năm 2050, nhưng báo cáo và tiêu chuẩn về lượng khí thải vẫn còn yếu. Áp lực pháp lý sắp tới đối với lượng khí thải sẽ yêu cầu các công ty cải thiện việc báo cáo lượng khí thải và quản lý các chiến lược không phát thải thực tế hơn.