80 cơ sở nhà, đất làm chậm cổ phần hóa Agribank

Đến 31/8/2021, Bộ Tài chính mới phê duyệt phương án sắp xếp đối với 2.094/2.174 cơ sở nhà, đất của Agribank, còn 80 cơ sở chưa được phê duyệt...
Quá trình cổ phần hóa của Agirbank tiếp tục bị trì hoãn
Quá trình cổ phần hóa của Agirbank tiếp tục bị trì hoãn

Trong báo cáo mới đây gửi đến cơ quan của Quốc hội phục vụ quá trình thẩm tra về tình hình, kinh tế xã hội trước kỳ hop thứ hai của Quốc hội khóa XV, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tiến độ cổ phần hóa của Agribank đang được đẩy nhanh.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Agribank phối hợp với Bộ Tài chính, UBND các tỉnh để khẩn trương lập, thẩm định, phê duyệt phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017. Đến 31/8/2021, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án sắp xếp đối với 2.094/2.174 cơ sở nhà, đất.

Đối với 80 cơ sở nhà đất chưa được Bộ Tài chính phê duyệt, trên cơ sở quy định tại 67/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/9/2021), Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo, hướng dẫn Agribank rà soát lại các cơ sở này để xây dựng, đề xuất phương án sắp xếp nhà đất theo quy định này nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.

Được khởi động cổ phần hoá từ 2007 nhưng 14 năm nay, tiến trình trở thành ngân hàng đại chúng của Agribank vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị và đất đai chính là nguyên nhân ngáng đường.

Trong một lần trao đổi với phóng viên VnEconomy, ông Chu Mạnh Hùng, Phó ban Cổ phần hóa Agribank cho biết, đất đai của Agribank rất phức tạp vì đa dạng nguồn gốc hình thành. Đây cũng là tình trạng chung của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi chuyển đổi mô hình.

 

"Hai địa phương nhiều khúc mắc nhất về giấy tờ nhà đất chính là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh".

(Ông Chu Mạnh Hùng, Phó ban Cổ phần hóa Agribank trong một lần trao đổi với phóng viên VnEconomy)

Theo ông Hùng, từ thực tế này, đoàn liên ngành xuống kiểm tra hiện trạng và nhận thấy không ít khúc mắc. Chẳng hạn, ngày xưa đo đất bằng bước chân thô sơ, còn sau này là đo máy nên vênh nhau giữa hiện trạng và hồ sơ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân vướng mắc cổ phần hóa.

Thậm chí, có những trường hợp chi nhánh ngân hàng ngoài việc mở chi nhánh, phòng giao dịch còn sử dụng một phần vào mục đích kinh doanh khác để tối đa hoá lợi nhuận; hoặc một số cơ sở khác bị hàng xóm lấn chiếm, xảy ra tranh chấp. Với những trường hợp đó, đại diện Bộ Tài chính không thể ký xác nhận để hợp thức hoá hồ sơ.

Cũng liên quan đến quá trình chuẩn bị cho cổ phần hóa của Agribank, trong đó, vấn đề tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng này cũng được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm. 

Theo đó, Agribank vừa được Bộ Tài chính cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ theo Quyết định 107/QĐ -TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Tin mới

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Tham gia Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024 tại Thái Lan là bước đi quan trọng của VinFast trong chiến lược mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Một số chuyên gia nhận định đây là thị trường ô tô đầy tiềm năng trong tương lai, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không ít.
Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.