Alibaba, Baidu và JD.com nhận án phạt từ chính quyền Trung Quốc

Phi Yến
Cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc mới đây công bố án phạt nhắm vào một loạt các "đại gia" công nghệ bao gồm: Alibaba, Baidu và JD.com vì đã không khai báo 43 giao dịch kể từ năm 2012 với cơ quan chức năng...
Alibaba là một trong các đại gia công nghệ bị chính quyền Trung Quốc phạt do không công khai một số thỏa thuận mua lại từ 2012 đến nay.
Alibaba là một trong các đại gia công nghệ bị chính quyền Trung Quốc phạt do không công khai một số thỏa thuận mua lại từ 2012 đến nay.

Theo án phạt, các giao dịch này được cho là đã vi phạm luật chống độc quyền của Trung Quốc. Các doanh nghiệp liên quan đến các vụ việc sẽ bị phạt 500.000 nhân dân tệ (78.000 đô la) mỗi doanh nghiệp, mức tối đa theo Luật chống độc quyền năm 2008 của Trung Quốc.

Alibaba, Baidu, JD.com và Geely hiện chưa bình luận về vụ việc. 

Trung Quốc đã và đang siết chặt các nền tảng Internet khi cho rằng các công ty này khiến sức cạnh tranh lành mạnh trên thị trường bị giảm sút cùng với việc lạm dụng dữ liệu và vi phạm quyền của người tiêu dùng.

Thỏa thuận sớm nhất được liệt kê là vụ mua lại năm 2012 liên quan đến Baidu và một đối tác, và gần đây nhất là thỏa thuận năm 2021 giữa Baidu và nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Zhejiang Geely Holdings để tạo ra một công ty xe năng lượng mới.

Các giao dịch khác được Cục Giám sát Thị trường Nhà nước trích dẫn bao gồm việc Alibaba mua lại công ty định vị và bản đồ kỹ thuật số Trung Quốc năm 2014 là AutoNavi.

Một thương vụ khác thực hiện bởi Alibaba cũng bị đưa vào danh sách phạt do không báo cáo thông tin với nhà chức trách là thỏa thuận mua lại 44% cổ phần của Ele.me để trở thành cổ đông lớn nhất của hãng dịch vụ giao đồ ăn này.

Tháng 12 năm ngoái, cơ quan này cũng ra án phạt Alibaba, China Literature do Tencent hậu thuẫn và Shenzhen Hive Box mỗi công ty 500.000 nhân dân tệ vì không báo cáo chính xác các giao dịch trước đó để các nhà chức trách xem xét về hành vi chống độc quyền.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.