Ấn Độ điều tra chống bán phá giá hàng sợi vải Việt Nam

Hương Loan
Mặt hàng sợi vải Việt Nam chính thức bị điều tra bán phá giá tại thị trường Ấn Độ
Mặt hàng bị điều tra lần này là vải sợi polyeste, được sử dụng trong lĩnh vực may mặc gia đình và dệt công nghiệp.
Mặt hàng bị điều tra lần này là vải sợi polyeste, được sử dụng trong lĩnh vực may mặc gia đình và dệt công nghiệp.
Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã chính thức điều tra bán phá giá đối với mặt hàng sợi vải của Việt Nam.

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) Việt Nam cho biết, mặt hàng bị điều tra lần này là vải sợi polyeste, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất dệt, may mặc gia đình, và lĩnh vực dệt công nghiệp khác, mang mã số HS:5402.47.

Giai đoạn điều tra bán phá giá là 12 tháng kể từ 1/10/2006 đến 30/9/2007 và giai đoạn điều tra về thiệt hại là 3 năm, từ tháng 4/2004 đến tháng 3/2007.

Trong đơn khiếu nại, ngành sản xuất nội địa Ấn Độ đã đề xuất lãnh thổ Đài Loan được thay thế cho Việt Nam và Trung Quốc để tính giá trị thông thường cho mặt hàng mặt hàng sợi vải.

Trước đó, Tổng vụ Chống bán phá giá của Ấn Độ đã nhận được đơn yêu cầu của ngành công nghiệp Ấn Độ, cáo buộc mặt hàng sợi vải (All Fully Drawn or Fully Oriented Yarn/Spin Draw Yarn/Flat Yarn (FDY)) có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam bán phá giá tại thị trường nước này.

Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, thời hạn trả lời câu hỏi điều tra và cung cấp các thông tin có liên quan đến vụ việc cần phải gửi đến Tổng vụ Chống bán phá giá Ấn Độ là không quá 40 ngày, kể từ ngày đăng Thông báo chính thức tiến hành điều tra (tính từ ngày 6/5/2008).

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.