Bán hết cổ phần tại Tesla, Toyota tự phát triển xe điện

Kim Tuyến
Động thái này là dấu chấm hết cho sự hợp tác giữa Toyota và Tesla trong phân khúc xe không khí thải
Toyota ngừng hợp tác với Tesla và tự phát triển xe điện của riêng mình - Ảnh: New York Times.<br>
Toyota ngừng hợp tác với Tesla và tự phát triển xe điện của riêng mình - Ảnh: New York Times.<br>
Hãng tin Bloomberg dẫn lời người phát ngôn của Toyota Motor cho biết, hãng này đã bán toàn bộ cổ phần tại hãng xe điện Tesla Motors Inc. của Mỹ.

Động thái này là dấu chấm hết cho sự hợp tác giữa Toyota và Tesla, người phát ngôn Akiko Kita của Toyota cho biết. Theo số liệu của Bloomberg, tính tới tháng 7/2016, Toyota nắm giữ 1,43% cổ phần tại Tesla.

Năm 2010, Toyota mua số cổ phần trị giá 50 triệu USD tại Tesla trong kế hoạch tung ra dòng xe ít gây ô nhiễm môi trường tại Mỹ, đồng thời bán lại nhà máy liên doanh tại bang California cho Tesla với giá 42 triệu USD. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác phát triển các mẫu xe chạy điện, phụ tùng và hỗ trợ kỹ thuật.

Thoả thuận này được cho là sẽ giúp Toyota cạnh tranh với Nissan và GM trong mảng xe điện tại Mỹ, nơi các quy định bảo vệ môi trường buộc các hãng xe phải sản xuất các mẫu xe có lượng khí thải thấp.

Năm 2011, hai hãng xe “bắt tay” phát triển dòng xe điện RAV4 tại Canada và bán được khoảng 2.500 chiếc tại California và một số thị trường khác trong 3 năm sau đó.

Tuy nhiên, sau đó các chương trình hợp tác phát triển giữa hai bên giảm dần. Giữa tháng 12 năm ngoái, Toyota bán toàn bộ cổ phiếu Tesla đang nắm giữ.

Theo tờ Wall Street Journal, người phát ngôn viên của Toyota từ chối cho biết số tiền công ty này thu được từ việc bán cổ phiếu Tesla. Nhưng theo nguồn tin thân cận tại Toyota, tính tới tháng 3/2016, hãng này sở hữu 2,3 triệu cổ phiếu Tesla với giá trị ước tính khi đó là 480 triệu USD. Từ đầu năm tới nay, cổ phần của Tesla đã tăng gần 60% theo số liệu của Bloomberg.

Năm 2016, Toyota thành lập bộ phân phát triển xe diện của riêng mình và dự kiến sẽ sớm ra mắt dòng xe thân thiện với môi trường này. 

Hãng này cũng công bố mẫu xe sedan chạy pin nhiên liệu hydro có tên Mirai, dòng xe chạy được quãng đường dài nhất thế giới khi đó trong phân khúc xe không khí thải.

Theo ước tính từ Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), xe điện Toyota Mirai có khả năng chạy hơn 500 km chỉ với pin nhiên liệu chế tạo từ hydro. Còn mẫu xe sedan chạy điện đình đám Model S khi đó của Tesla chỉ chạy được tối đa hơn 400 km trong một lần sạc.

Trong khi đó, Elon Musk, Giám đốc điều hành của Tesla, lại không mấy hứng thú với pin nhiên liệu. Năm 2013, ông thậm chí cho rằng công nghệ động cơ phát điện là một ý tưởng “nhảm nhí”.

Dù vậy, Toyota vẫn kiên trì tập trung vào công nghệ pin nhiên liệu, kết hợp hydrogen và oxygen trong một phản ứng điện hóa tạo ra năng lượng điện giúp động cơ hoạt động. Tuy nhiên, do các trạm sạc hydrogen không phổ biến nên hãng này gặp khó khăn trong việc đưa dòng xe điện điện của mình vào đại trà.

Ngoài xe điện, Toyota cũng bắt đầu đầu tư phát triển xe bay với dự án có tên Cartivator. Cartivator dự kiến hoàn thành mẫu thử nghiệm và bay thử vào cuối năm 2018. Nhóm này đang phát triển công nghệ kiểm soát hệ thống cánh quạt cho phép giữ thăng bằng xe. Cartivator kỳ vọng sẽ thương mại hóa xe bay vào năm 2020, khi Tokyo đăng cải Thế vận hội Olympics.

Tin mới

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.