Bắt nhịp thị trường thế giới tại hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2024

Mộc Minh
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2024 hứa hẹn sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ cho các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt xu hướng thị trường thế giới để bứt phá về đơn hàng và doanh thu…
Nông sản đang là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.
Nông sản đang là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin trọng tâm của ngành Công Thương TP.HCM quý 2/2024 diễn ra vào sáng ngày 03/5/2024, Sở Công thương TP.HCM cho biết tiếp nối thành công của hội chợ hàng xuất khẩu TP.HCM năm 2023, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 08 - 11/5/2024 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn, TP.HCM (SECC).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 04 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt hơn 238 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt hơn 123 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD.

Về cơ cấu xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt hơn 108 tỷ USD, chiếm 87,5%. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Còn tại TP.HCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2024 đạt 366.947 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, nhu cầu mua sắm các mặt hàng 4 tháng tăng khá so cùng kỳ như: Lương thực, thực phẩm (tăng 8,6%); đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình (tăng 20,5%), gỗ và vật liệu xây dựng (tăng 29,9%); hàng may mặc (tăng 3,4%)…

Sự kiện hứa hẹn sẽ là cầu nối và động lực thúc đẩy liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ - Tây Nam bộ - Ảnh: PA.
Sự kiện hứa hẹn sẽ là cầu nối và động lực thúc đẩy liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ - Tây Nam bộ - Ảnh: PA.

Theo ông Lê Minh Trung, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển doanh nghiệp TP.HCM, 4 tháng đầu năm 2024, hoạt động kinh doanh sôi động, nhiều doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ (số doanh nghiệp tăng 8,2%, vốn đăng ký tăng 15,8%), các chương trình khuyến mại, giảm giá, kích cầu tiêu dùng được triển khai thường xuyên, giá cả hàng hóa tương đối ổn định… góp phần tăng sức mua.

Trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu đang có nhiều chuyển biến tích cực, nhu cầu của nhiều thị trường đang phục hồi, do đó, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024 được mở rộng gấp đôi về quy mô so với năm ngoái, lên 450 gian hàng và dự kiến thu hút khoảng 20.000 khách tham quan, nhà mua hàng.

Trong đó có hơn 80% khách chuyên ngành là các nhà nhập khẩu, nhà thương mại, hệ thống các siêu thị, chuỗi bán lẻ tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… hệ thống siêu thị, nhập khẩu và bán lẻ, các sàn thương mại điện tử.

“Đến thời điểm này, chúng tôi ghi nhận được hơn 500 doanh nghiệp quốc tế đăng ký kết nối giao thương. Đặc biệt, các đoàn doanh nghiệp từ Ấn Độ, Nga đăng ký nhiều nhất, các nhà mua quốc tế này có nhu cầu với mặt hàng nông sản thực phẩm, nội thất - thủ công mỹ nghệ, nhựa cao su, vật liệu xây dựng…”, ông Trung chia sẻ.

Hội chợ năm 2024 tiếp tục tập trung vào các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, gồm: thực phẩm, đồ uống; nông - thuỷ sản; đồ gỗ - mỹ nghệ; dệt may, da giày, túi xách; cao su - nhựa; điện tử - cơ khí; các ngành dịch vụ khác.

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, thông qua hoạt động trưng bày, triển lãm, hội chợ sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp học hỏi, tiếp cận và đổi mới công nghệ, năng cao năng lực cạnh tranh lâu dài. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hoá toàn cầu và xây dựng mới quan hệ hợp tác chiến lược chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam với các hệ thống phân phối nước ngoài cả kênh xuất khẩu truyền thống và thương mại điện tử.

“Sự kiện này hứa hẹn sẽ là cầu nối và động lực thúc đẩy liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ - Tây Nam bộ”, ông Phương nhấn mạnh.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.