Blue-chips “làm trò” với phái sinh, cổ phiếu penny tím ngắt

Kim Phong
Nhiều cổ phiếu trọng số lớn của VN30-Index cuối phiên hôm nay bị giật xanh đỏ đột ngột đúng phong cách ngày đáo hạn. Tuy nhiên biến động đó không ảnh hưởng gì nhiều tới các giao dịch khác, đặc biệt nhóm cổ phiếu nhỏ trần cả loạt...
Kiểu đóng cửa phiên đáo hạn phái sinh lại xuất hiện ở VN30-Index.
Kiểu đóng cửa phiên đáo hạn phái sinh lại xuất hiện ở VN30-Index.

Nhiều cổ phiếu trọng số lớn của VN30-Index cuối phiên hôm nay bị giật xanh đỏ đột ngột đúng phong cách ngày đáo hạn. Tuy nhiên biến động đó không ảnh hưởng gì nhiều tới các giao dịch khác, đặc biệt nhóm cổ phiếu nhỏ trần cả loạt.

VN30-Index trong đợt ATC bị đánh sập hơn 5 điểm so với giá cuối cùng của đợt khớp lệnh liên tục. Chỉ số này chốt ngày dưới tham chiếu 2,77 điểm tương đương 0,19% và các nhà đầu tư giữ vị thế để đáo hạn tự động gặp phải chênh lệch 2,28 điểm.

Khá nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đã biến động giá mạnh hơn bình thường ở đợt ATC. Những mã đáng kể nhất là VPB, VNM, VHM, TCB, GAS, MSN, TPB, HDB... Trong số này có những mã bị đánh sập đảo từ tăng thành giảm, như TCB, TPB.

Ngay cả những cổ phiếu vẫn còn làm trụ cho VN30 như CTG, HDB cũng co hẹp mức tăng khá nhiều. CTG bị đánh tụt độ cao 100 đồng tương đương 2 bước giá, đóng cửa còn tăng 2,19%; HDB tụt 300 đồng tương đương 6 bước giá, chốt tăng 1,29%.

Mặc dù VN30-Index đóng cửa giảm so với tham chiếu nhưng độ rộng vẫn cân bằng 12 mã tăng/13 mã giảm. Tuy vậy mặt bằng giá của nhóm blue-chips đã thấp hơn buổi sáng. So với giá cuối phiên sáng, rổ này có tới 19 mã tụt xuống thấp hơn, 8 mã có cải thiện. BID là mã ấn tượng nhất: Chốt phiên sáng tăng nhẹ 0,24%, riêng chiều tăng vọt thêm hơn 4,3% nữa, BID đóng cửa trên tham chiếu 4,57%. Lực cầu ở BID phiên chiều khá tốt với 180,2 tỷ đồng, gấp 2,6 lần giao dịch buổi sáng.

Tuy nhiên BID không đại diện được cho nhóm cổ phiếu ngân hàng, khi hầu hết các blue-chips ngành này đều suy yếu ở phiên chiều. Ngay cả CTG là trụ mạnh thứ hai trong nhóm cũng tụt giảm 0,15% so với giá cuối phiên sáng. Về tổng thể cổ phiếu ngân hàng vẫn khá tốt với 17/27 đóng cửa trên tham chiếu và 7/27 mã giảm. 4 cổ phiếu ngân hàng trong rổ VN30 đóng cửa đỏ là TCB, STB, TPB, VPB.

Một số cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng dữ dội.
Một số cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng dữ dội.

Trong khi nhóm cổ phiếu blue-chips khá trì trệ thì dòng tiền có dấu hiệu đầu cơ mạnh ở nhiều mã vốn hóa vừa và nhỏ. HoSE chốt ngày với 22 mã kịch trần, tương phản với mức tăng chỉ hơn 2 điểm ở VN-Index. Tới 18 mã trong nhóm này mất thanh khoản bên mua. Nhiều mã hút dòng tiền rất khá như FLC khớp 552 tỷ đồng, HQC khớp 298,5 tỷ, DGW khớp 163,1 tỷ, KHG khớp 117,3 tỷ, OGC khớp 66,8 tỷ, HCD khớp 56,9 tỷ...

Nếu không nhìn qua lăng kính của VN-Index và nhóm blue-chips VN30 thì thị trường hôm nay khá tích cực. Độ rộng của HoSE cuối ngày vẫn là 239 mã tăng/185 mã giảm. Ngoài 22 mã kịch trần, còn có 93 mã tăng trên 1%. Thanh khoản ở nhóm cổ phiếu tăng giá cũng nhỉnh hơn nhóm giảm. Cụ thể, tổng giá trị khớp lệnh ở các cổ phiếu tăng giá sàn HoSE chiếm khoảng 51,1% tổng giá trị khớp sàn này, trong khi giao dịch ở nhóm giảm giá chiếm 43,6%.

Tuy nhiên trong số các mã thanh khoản cao nhất thì lực bán vẫn chi phối và giá giảm là chủ đạo. Trong 5 mã giao dịch lớn nhất thì trừ FLC đứng thứ 5 là còn tăng giá, 4 cổ phiếu còn lại bao gồm DPM, HPG, DCM và NKG đều giảm. Không khó để thấy cổ phiếu thép và cổ phiếu phân bón vẫn đang chịu áp lực lớn, đặc biệt là nhóm phân bón với DPM giảm 4,12%, DCM giảm 6,85%.

Nhóm VN30 hôm hay tăng thanh khoản nhẹ 2,2% so với ngày hôm qua nhưng vẫn bị bỏ xa bởi nhóm Midcap và Smallcap, tăng thanh khoản tương ứng 35,5% và 15,8%. Tỷ trọng thanh khoản tại rổ VN30 cũng chỉ còn 25,7% sàn HoSE, mức thấp nhất kể từ đầu năm.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.