Bộ Giao thông vận tải đề xuất “mở cửa” bầu trời, đón khách quốc tế từ quý 1/2022

Ánh Tuyết
Bộ Giao thông vận tải đề xuất nối lại bay quốc tế thường lệ từ quý 1/năm 2022 với tần suất mỗi tuần 4 chuyến đón khoảng 12.000 khách nhập cảnh...
Đề xuất mở đường bay quốc tế từ quý 1/năm 2022 với tần suất 4 chuyến/tuần.
Đề xuất mở đường bay quốc tế từ quý 1/năm 2022 với tần suất 4 chuyến/tuần.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn vừa ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất mở lại bay quốc tế theo 3 giai đoạn.

NỐI LẠI ĐƯỜNG BAY QUỐC TẾ TỪ QUÝ 1/2022

Theo kế hoạch báo cáo Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải đề xuất điều kiện để mở lại bay quốc tế là hành khách nhập cảnh Việt Nam phải có xét nghiệm PCR âm tính với SARSCoV-2 trong 72 giờ, hành khách phải cài đặt và khai báo y tế điện tử, sàng lọc y tế tại cảng hàng không nơi đến.

“Đối với các chuyến bay công dân Việt Nam tự trả chi phí cách ly (combo) sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao ban hành. Đối với các chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến một số địa phương như: Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam theo thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành”, Bộ Giao thông vận tải cho biết.

Theo đó, các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam sẽ theo 3 giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn 1, tổ chức các chuyến bay không yêu cầu phê duyệt danh sách hành khách vào Việt Nam của các cơ quan có thẩm quyền, trừ các yêu cầu về xuất nhập cảnh và kiểm soát y tế. Thời gian triển khai từ quý 1/2022.

 
"Đây là các quốc gia, vùng lãnh thổ hiện có tỷ lệ người dân được tiêm đủ liều vaccine cao hơn Việt Nam, đã và đang thực hiện các chuyến bay “combo”, chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế và là các thị trường hàng không quan trọng đối với các hãng hàng không Việt Nam", Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh.

Đối tượng là công dân Việt Nam và người nước ngoài. 15 thị trường khai thác giai đoạn này là: Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Pháp, Đức, Nga, Anh, Úc.

Tần suất khai thác 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên, dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 12.000 người/tuần.

Trên cơ sở ý kiến của các địa phương liên quan về khả năng bố trí cơ sở cách ly, tiếp nhận hành khách, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam thực hiện công tác cấp phép bay theo quy định.

Về yêu cầu đối với hành khách, hành khách phải tiêm đủ liều vaccine và thực hiện cách ly tập trung 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19, hoặc F0 khỏi bệnh không quá 6 tháng, kèm theo xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định bao gồm chi phí phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly.

“Đối với hành khách chưa tiêm đủ liều vaccine và thực hiện cách ly tập trung 14 ngày, có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly tại cơ sở cách ly tập trung”, Bộ Giao thông vận tải đề xuất.

Tuy nhiên, việc triển khai giai đoạn này phải đảm bảo phù hợp với khả năng phòng chống dịch Covid-19 trong nước cũng như kết quả đàm phán, thống nhất với các nước/vùng lãnh thổ về công nhận “hộ chiếu vaccine”.

Giai đoạn 2, triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly tập trung đối với hành khách mang hộ chiếu vaccine từ quý 2/2022.

Thị trường triển khai thực hiện theo nhu cầu của các hãng hàng không, tần suất 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi hãng hàng không.

Hành khách mang “hộ chiếu vaccine” và thực hiện tự cách ly tại nơi cư trú từ 3 - 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hành khách chưa có hộ chiếu vaccine cách ly tập trung 14 ngày.

Giai đoạn 3, khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ theo nhu cầu tuỳ thuộc vào diễn biến dịch và tỷ lệ tiêm vaccine của Việt Nam và thế giới.

Thị trường và tần suất khai thác sẽ do các hãng hàng không tự quyết định, triển khai từ quý 3/2022.

GỠ KHÓ DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG, PHỤC HỒI KINH TẾ

Bộ Giao thông vận tải cho biết, từ cuối tháng 3/2020 đến nay, do tác động của dịch Covid-19, đối với các chuyến bay quốc tế đến và đi Việt Nam, trong khi chiều từ Việt Nam đi được phép chở khách và hàng hóa thì chiều vào Việt Nam chỉ được chở hàng và việc chở khách phải được cấp có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.

 
Tính từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2021, có hơn 274.000 người nhập cảnh qua đường hàng không, đảm bảo tuân thủ các quy định về nhập cảnh và phòng chống dịch Covid-19.

Các hãng hàng không Việt Nam tổ chức hơn 400 chuyến bay “giải cứu” cách ly tại các cơ sở quân đội vận chuyển hơn 110.000 công dân về nước và gần 150 chuyến bay theo hình thức công dân tự chi trả toàn bộ chi phí cách ly (combo) tại khách sạn, xe đón, xét nghiệm… với hơn 30.000 công dân.

Đối với chuyến bay quốc tế thường lệ có vận chuyển hành khách đến dưới sự cho phép nhập cảnh của các cơ quan có thẩm quyền và đi từ Việt Nam, hiện chỉ có 19 hãng hàng không nước ngoài và 1 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines đang khai thác.

Các đường bay khai thác giữa Việt Nam gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và 13 quốc gia, vùng lãnh thổ là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Philippines, Campuchia, Úc, Pháp, UAE và Qatar. Trung bình hơn 130 chuyến bay hàng tuần mỗi chiều. Giai đoạn 9 tháng đầu năm 2021, có xấp xỉ 7.500 chuyến bay quốc tế chở khách 2 chiều với 350.000 lượt hành khách, hệ số ghế trung bình là 13,27%.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, đề xuất nối lại bay quốc tế thường lệ sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không. Đồng thời, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, du lịch cho các địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tuân thủ các quy định về kiểm soát cách ly người nhập cảnh.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.