Bộ Nội vụ phản hồi kiến nghị cân nhắc giảm 10% biên chế với giáo viên

Phúc Minh
Cử tri cho rằng không nên thực hiện cứng nhắc việc giản biên chế đối với ngành Giáo dục, đồng thời cần thống nhất phân bổ tỷ lệ tinh giảm biên chế viên chức theo hướng chia theo từng khu vực, vùng miền và không cào bằng...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ Nội vụ đã có phản hồi kiến nghị của cử tri gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề tinh giản biên chế giáo viên.

Theo đó, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ Nội vụ xem xét việc bảo đảm lực lượng lao động trong ngành Giáo dục theo định mức quy định.

Cử tri cũng đề nghị cân nhắc việc giảm 10% biên chế, không nên thực hiện cứng nhắc đối với ngành Giáo dục, thống nhất phân bổ tỷ lệ tinh giản biên chế viên chức giai đoạn 2022 - 2026, theo hướng chia theo từng khu vực, vùng miền và không cào bằng.

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ cho biết tinh giản biên chế gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại, và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Theo đó, yêu cầu tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị phải thực hiện, bảo đảm giai đoạn 2022-2026 giảm ít nhất 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước (không giảm số lượng người làm việc) so với năm 2021 (không bao gồm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp).

Việc này thực hiện theo Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, và Kết luận số 40-KL/TW về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026.

Bộ Chính trị cũng đã phê duyệt biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước đối với từng địa phương đến năm 2026, trong đó có tỉnh Thanh Hóa.

Đối với biên chế giáo viên, để bảo đảm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đồng thời bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, Bộ Chính trị đã bổ sung 65.980 biên chế giáo viên giai đoạn 2022-2026.

Trong đó, năm học 2022-2023, bổ sung 27.850 biên chế giáo viên, năm học 2023-2024 bổ sung 27.826 biên chế giáo viên.

Riêng đối với tỉnh Thanh Hóa, năm học 2022-2023 được bổ sung 1.681 biên chế giáo viên, năm học 2023-2024 được bổ sung 2.654 biên chế giáo viên.

Trường hợp số biên chế giáo viên sau khi được bổ sung vẫn còn thiếu so với định mức, Bộ Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa căn cứ quy định về định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Từ đó, để xác định số giáo viên sẽ thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính, và đơn vị sự nghiệp công lập, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, để vừa thực hiện mục tiêu giảm 10% số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khoá XII, Bộ Nội vụ cũng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cần thay đổi phương thức cấp phát ngân sách theo số lượng biên chế sang đặt hàng, theo quy mô học sinh phù hợp với từng bậc học, từng vùng, miền.

Trên cơ sở đó, tỉnh cần đẩy mạnh cơ chế tự chủ, nâng cao mức độ tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, tạo điều kiện cơ cấu lại số lượng người làm việc, theo hướng giảm số người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đồng thời, tăng số người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp, tương ứng với mức độ tự chủ về tài chính.

Việc này phải được thực hiện theo yêu cầu của Nghị quyết số 75/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, bảo đảm đủ số lượng giáo viên đứng lớp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.