Bộ Tài chính phản hồi về kiến nghị hỗ trợ khẩn 28.000 tỷ cứu đói cho người nghèo ở TP. Hồ Chí Minh

Ánh Tuyết
Bộ Tài chính vừa phản hồi thông tin về gói hỗ trợ khẩn 28.000 tỷ đồng và 142.000 tấn gạo cho gần 5 triệu người nghèo tại TP. Hồ Chí Minh "lao đao" do đại dịch Covid-19...
Hỗ trợ khẩn cấp người lao động khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh
Hỗ trợ khẩn cấp người lao động khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh

Ngày 6/9, Bộ Tài chính phản hồi thông tin về kiến nghị của UBND TP. Hồ Chí Minh với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ khẩn cấp 27.967,9 tỷ đồng từ ngân sách và 142.000 tấn gạo cho người nghèo gặp khó khăn do đại dịch Covid-19...

Cụ thể, đối với đề nghị hỗ trợ gần 28.000 tỷ đồng để dự kiến hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày trong thời gian 98 ngày cho 4.740.330 người lao động nghèo và 1.500.000 đồng/hộ/tháng trong thời gian 2 tháng cho các hộ nghèo, Bộ Tài chính cho rằng đây là chính sách đặc thù do UBND thành phố đề xuất.

 
Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị TP. Hồ Chí Minh chủ động sắp xếp ngân sách địa phương và có các giải pháp huy động nguồn lực xã hội, các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện hỗ trợ người dân cho phù hợp.

Bộ Tài chính sẽ tổng hợp kiến nghị của các địa phương để trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải pháp nguồn lực của ngân sách Nhà nước và các nguồn lực tài chính hợp pháp khác để chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Đối với đề xuất hỗ trợ 142.000 tấn gạo, trên cơ sở đề nghị của UBND TP. HCM, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính đã tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 20/8; trong đó, giao Bộ Tài chính xuất cấp 71.104,95 tấn gạo cho UBND TP. HCM để cấp cho 4.740.330 người lao động nghèo gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trong thời gian 1 tháng.

Đến nay, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã triển khai xuất 14.549,29 tấn/71.104,95 tấn trong đợt 1 để kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng dịch bệnh.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, ý kiến thẩm định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính sẽ cân đối, bố trí nguồn gạo để xuất cấp cho địa phương hỗ trợ nhân dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 bảo đảm đúng đối tượng, mục đích và kịp thời.

Ngay từ khi dịch bùng phát, TP. HCM đã sớm triển khai các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ người dân. Ngoài gói 26.000 tỷ đồng do Trung ương triển khai phạm vi cả nước, thành phố chi hai gói tổng kinh phí gần 1.800 tỷ đồng, giải ngân từ đầu tháng 7. Tuy nhiên, nguồn hỗ trợ này chưa đủ giải quyết khi số lượng người gặp khó khăn quá lớn. 

Vì vậy, giữa tháng 8, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Thị Thắng đã ký văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ ngân sách cho TP. HCM với số tiền hơn 27.968 tỷ đồng và 142.200 tấn gạo, để người dân, lao động nghèo gặp khó khăn do đại dịch yên tâm ở tại chỗ, tuân thủ các quy định phòng chống dịch, tránh tình trạng rời TP. HCM sang các tỉnh khác hoặc về quê tránh dịch.

UBND TP. HCM cho biết sẽ dùng số tiền và gạo này để hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê phòng trọ và lương thực cho người lao động nghèo trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Chính phủ.

Cuối tháng 8 vừa qua, UBND TP HCM chấp thuận bổ sung số hộ lao động nghèo đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu vực lao động nghèo, xóm nghèo, khu vực bị phong tỏa… và lao động tự do đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 để tiếp tục hỗ trợ. Theo đó, hơn 2.576 tỷ đồng để hỗ trợ hơn 1 triệu hộ lao động nghèo và 669.170 lượt người lao động tự do để vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.