Cần 86.000 tỷ đồng đầu tư kéo dài tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đến Bình Dương và Đồng Nai

Xuân Nghi
Cần khoảng 86.000 tỷ đồng, tương đương 3,6 tỷ USD, bằng vốn ngân sách nhà nước để kéo dài tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên (TP.HCM) đi Bình Dương và Đồng Nai với tổng chiều dài trên 53 km...
Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP.HCM) được đề xuất kéo dài 53 km đến 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương với tổng mức đầu tư khoảng 86.000 bằng vốn ngân sách.
Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP.HCM) được đề xuất kéo dài 53 km đến 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương với tổng mức đầu tư khoảng 86.000 bằng vốn ngân sách.

Văn bản khẩn Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa gửi hai Sở Giao thông vận tải Bình Dương và Đồng Nai đã nêu rõ như vậy, sau khi 3 đơn vị này cùng thảo luận chi tiết hồi tháng 5/2023.

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, để có cơ sở báo cáo xin ý kiến Bộ Giao thông vận tải trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã gửi văn bản đề nghị sở giao thông vận tải hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai có văn bản góp ý với phương án đầu tư trên, gửi về Sở Giao thông vận tải TP.HCM này trước ngày 10/12/2023.

Báo cáo phương án đầu tư cho biết, việc kéo dài tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đến Bình Dương và Đồng Nai (theo đề xuất của hai tỉnh này trước đây) được chia làm 3 đoạn với tổng chiều dài 53,3 km.

Cụ thể, đoạn 1 (TP.HCM chủ trì thực hiện) từ ga Bến xe Suối Tiên đến ga Bình Thắng (S0) dài 1,8 km, tổng vốn đầu tư 2.973 tỷ đồng. Hành trình tuyến bắt đầu từ sau ga bến xe Suối Tiên, đi cao dọc bên phải xa lộ Hà Nội vào ga S0 dự kiến đặt trước nút giao Tân Vạn. Ga S0 là ga nối giữa hai hướng tuyến đi Bình Dương và Đồng Nai. 

Đoạn 2 (tỉnh Bình Dương chịu trách nhiệm triển khai): Ga S0 đi Bình Dương dài 31,35 km với 14 ga và 1 depot, tổng vốn khoảng 51.764 tỷ đồng. Hành trình tuyến bắt đầu từ ga S0 đi cao vượt qua tỉnh lộ ĐT.742 và tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng, sau đó tuyến đi cao bên phải chung hành lang với tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng, chuyển tiếp đi chung hành lang bên trái với tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh. Tuyến tiếp tục chạy qua nút giao Bình Chuẩn và đi bên trái dọc theo đường Mỹ Phước - Tân Vạn, rồi chuyển hướng vào giữa đường DX01 và đường Hùng Vương để vào trung tâm hành chính thành phố Thủ Dầu Một, về depot tại phường Phú Chánh (TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).

Đoạn 3 (Do tỉnh Đồng Nai chủ trì): Ga S0 đi Đồng Nai dài 20,10 km với 11 ga và depot, tổng vốn hơn 31.400 tỷ đồng. Hành trình đi từ ga S0, tuyến đi cao bên dải đất cây xanh dọc theo xa lộ Hà Nội, đến trước khu vực nút giao đường Amata (khu công nghiệp AMATA) thì đi vào giữa đường quốc lộ 1. Đến khu vực công viên 30/4 thì tuyến rẽ phải đi trên cao dọc theo quốc lộ 1, tới khu vực giao cắt giữa đường Thái Hòa (nhà thờ Thái Hòa) thì rẽ trái vào khu vực depot tại xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).

Tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 18/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020, xác định: Xây dựng 8 tuyến (metro) xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố, chủ yếu đi ngầm trong nội đô. Trong đó, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên nghiên cứu kéo dài tới thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và tỉnh Bình Dương như sau:

Thứ nhất, kéo dài đến thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai: Từ ga Suối Tiên, đi dọc theo quốc lộ 1 đến ngã 3 Chợ Sặt, thành phố Biên Hòa;

Thứ hai, kéo dài đến Bình Dương: Từ ga Suối Tiên - Mỹ Phước - Tân Vạn - Đường XT1 - ga trung tâm (khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bình Dương).

Dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên có tổng chiều dài 19,7 km, gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao, tổng cộng 14 nhà ga, gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao, tổng mức đầu tư sau khi được điều chỉnh là 43.700 tỷ đồng. Dự án có lộ trình đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và Dĩ An (Bình Dương).

Tin mới

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.