Cảnh báo doanh nghiệp thận trọng trước các chiêu lừa đảo khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Châu Anh
2 website trên có dấu hiệu giả mạo và lừa đảo doanh nghiệp khi sử dụng tên viết tắt tiếng Anh của các cơ quan trực thuộc Tổng cục Hải Quan Trung Quốc trong địa chỉ website. Yêu cầu các doanh nghiệp phải trả phí từ 100 - 1.000 USD để đăng kí giấy tờ chứng nhận mã số xuất khẩu sang thị trường này...
Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo doanh nghiệp nông sản thận trọng khi xuất hàng sang Trung Quốc
Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo doanh nghiệp nông sản thận trọng khi xuất hàng sang Trung Quốc

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) khuyến cáo các doanh nghiệp cần truy cập các website chính thức của phía Trung Quốc có đuôi .cn để kiểm tra kết quả đăng ký, tra cứu thông tin liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời liên tục cảnh giác với các yêu cầu bất thường trong quá trình giao thương với đối tác.

Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam nhận được yêu cầu từ phía khách hàng Trung Quốc về Giấy chứng nhận đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, đăng ký và nộp phí thông qua 2 website: www.gacc.app và www.aqsiq.net.

Trước thông tin này, Văn phòng SPS Việt Nam khẳng định, Tổng cục Hải Quan Trung Quốc không yêu cầu về loại giấy tờ này và quy định thu phí trực tuyến.

Theo đó, 2 website trên có dấu hiệu giả mạo và lừa đảo doanh nghiệp khi sử dụng tên viết tắt tiếng Anh của các cơ quan trực thuộc Tổng cục Hải Quan Trung Quốc trong địa chỉ website. Yêu cầu các doanh nghiệp phải trả phí từ 100 - 1.000 USD để đăng kí giấy tờ chứng nhận mã số xuất khẩu sang thị trường này.

Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp cần truy cập các website chính thức của phía Trung Quốc có đuôi .cn như trên để kiểm tra kết quả đăng ký, tra cứu thông tin liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời liên tục cảnh giác với các yêu cầu bất thường trong quá trình giao thương với đối tác.

Ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, theo quy định của Hải quan Trung Quốc và Việt Nam, không có chuyện thu phí về việc cấp mã xuất khẩu và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.

Trong trường hợp nhận có phía khách hàng yêu cầu như vậy thì đề nghị các doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan đầu mối quốc gia là Văn phòng SPS Việt Nam, đơn vị này sẽ có trách nhiệm để giải đáp các quy định này cho doanh nghiệp.

Sắp tới Văn phòng SPS Việt Nam dự kiến xây dựng cổng thông tin sẽ kết nối với các doanh nghiệp thông qua các app để cập nhật và có thể tương tác hai chiều.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu rau quả 2023 đạt 5,69 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó quả sầu riêng đóng góp tỷ trọng lớn cho kết quả này. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2023, thị trường Trung Quốc là địa bàn Việt Nam xuất sang nhiều nhất, chiếm 23%, ở vị trí dẫn đầu, tiếp theo là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Đến nay, Việt Nam có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: tổ yến và sản phẩm từ tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, thạch đen, vải, chanh dây và sầu riêng.

Hiện các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) gấp rút hoàn thiện hồ sơ mở cửa thị trường đối với 6 sản phẩm là trái cây có múi (bưởi, cam, quýt…), dừa, sầu riêng cấp đông, ớt, dược liệu và thủy sản đánh bắt tự nhiên. Khi 6 mặt hàng này được xuất khẩu chính ngạch, sẽ tạo dư địa tăng trưởng doanh thu hàng tỷ USD cho ngành nông nghiệp.

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Kế hoạch của chính quyền Tổng thống Biden nhằm áp dụng các mức thuế mới nặng hơn đối với xe điện và pin của Trung Quốc sẽ mang lại sự bảo vệ tạm thời cho việc làm trong lĩnh vực ô tô của Mỹ, nhưng có thể gây thiệt hại cho những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách đẩy nhanh việc áp dụng xe điện của Mỹ.
Khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản “hết phép”, điều gì sẽ xảy ra?

Khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản “hết phép”, điều gì sẽ xảy ra?

Một loạt các nhà sản xuất ô tô toàn cầu, trong đó có các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, đang ngày càng có xu thế chuyển hướng sang hợp tác với các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trong nỗ lực giành lại thị phần tại một trong những thị trường ô tô lớn nhất và thay đổi nhanh nhất thế giới.