Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Nhà thầu chây ỳ hoàn trả 7 tuyến đường

Anh Tú
Tuyến cao tốc 34.500 tỷ đồng dù đi vào hoạt động 2 năm nay, nhưng những tồn tại đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn qua huyện Bình Sơn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến người dân Quảng Ngãi bức xúc và liên tục phản ánh…
Chủ đầu tư cao tốc 34.500 tỷ chậm hoàn trả mặt đường cho người dân.
Chủ đầu tư cao tốc 34.500 tỷ chậm hoàn trả mặt đường cho người dân.

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa tiếp tục có công văn đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) giải quyết tồn tại liên quan đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua huyện Bình Sơn.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi đã được khai thác từ tháng 9/2018 và thu phí từ tháng 1/2020, nhưng còn nhiều nội dung tồn tại liên quan đến việc thực hiện dự án chưa được giải quyết. Từ năm 2018 đến nay, mặc dù UBND tỉnh Quảng Ngãi nhiều lần có văn bản đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và VEC nhưng việc giải quyết kiến nghị hầu như không có hoặc giải quyết không triệt để.

Để giải quyết dứt điểm các tồn tại liên quan đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn qua huyện Bình Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục ra văn bản kiến nghị giải quyết một số nội dung.

Thứ nhất, hỗ trợ người dân khắc phục 3,1 ha đất sản xuất bị ngập úng tại xã Bình Nguyên. Đây là nội dung mà cử tri đã kiến nghị nhiều lần và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều báo cáo gửi HĐND tỉnh Quảng Ngãi cũng như công văn kiến nghị VEC chỉ đạo giải quyết nhưng VEC và Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Thứ hai, suốt nhiều năm qua, việc chậm hoàn trả các tuyến đường phục vụ thi công dự án, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển và sinh hoạt của người dân, gây mất trật tự an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, trên địa bàn huyện Bình Sơn có mượn 7 tuyến đường để phục vụ thi công dự án, trong đó có 4 tuyến đường huyện, gồm: ĐH.01, ĐH.02, ĐH.05, ĐH.06 và 3 tuyến đường do UBND xã quản lý.

Sau khi thi công hoàn thành đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, mãi đến nay, VEC và nhà thầu thi công vẫn chưa hoàn trả lại theo hiện trạng ban đầu cho địa phương 7 tuyến đường này. Trong khi đó, từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã 8 lần gửi công văn hối thúc nhưng VEC và nhà thầu vẫn chây ỳ. Vừa qua, UBND huyện Bình Sơn phải sử dụng ngân sách huyện khắc phục tạm thời.

Liên quan đến việc hoàn trả các tuyến đường phục vụ thi công dự án, tháng 5/2020, UBND huyện Bình Sơn đã có Công văn số 1091/UBND-CNXD đề nghị Công ty TNHH tập đoàn công trình giao thông tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) khẩn trương chuyển trả phần kinh phí khắc phục các tuyến đường vào ngân sách huyện Bình Sơn để địa phương thực hiện việc sửa chữa, khắc phục hư hỏng. Tuy nhiên, đến nay nhà thầu này vẫn chưa có ý kiến.

Thứ ba, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo VEC khẩn trương tổ chức thi công hoàn thành nút giao thông Dung Quất của dự án nhằm khai thác hiệu quả tuyến đường và vận chuyển hàng hóa đến, đi khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nút giao thông Dung Quất là vị trí nút giao thông giữa đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với đường Trì Bình - cảng Dung Quất kết nối Khu kinh tế Dung Quất. Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, sau nhiều năm thi công, đến nay nút giao thông Dung Quất vẫn chưa hoàn thành, gây sự bất tiện, mất thời gian và phát sinh các chi phí không cần thiết cho các phương tiện xuống khu vực huyện Bình Sơn, Khu kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, Khu công nghiệp Tịnh Phong, do phải di chuyển quãng đường xa hơn.

 

Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài gần 139,2km, với tổng mức đầu tư hơn 34.500 tỷ đồng. Dự án gồm 2 đoạn tuyến, gồm đoạn Đà Nẵng - Tam Kỳ (Km0 - Km65), sử dụng vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA) và đoạn Tam Kỳ - Quảng Ngãi (Km65 - Km139+204), sử dụng vốn vay thương mại của Ngân hàng Thế giới (WB).

Tin mới

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.