Chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với bàn, ghế gỗ nhập khẩu

Vũ Khuê
Mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là 21,4% đối với sản phẩm ghế và 35,2% đối với sản phẩm bàn...
Ngành sản xuất bàn ghế trong nước bị ảnh hưởng lớn từ hàng hoá nhập khẩu bán phá giá từ Trung Quốc.
Ngành sản xuất bàn ghế trong nước bị ảnh hưởng lớn từ hàng hoá nhập khẩu bán phá giá từ Trung Quốc.

Cục Phòng vệ thương mại cho biết Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 235/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm bàn, ghế từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và chấm dứt điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn ghế từ Malaysia.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là 21,4% đối với sản phẩm ghế và 35,2% đối với sản phẩm bàn. Quyết định có hiệu lực từ ngày 13/02/2023.

Thông báo từ Bộ Công Thương nêu rõ, sản phẩm bàn bị áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức là bàn dạng đã được lắp ráp hoàn chỉnh hoặc chưa lắp ráp hoàn chỉnh. Mặt bàn được làm bằng gỗ MDF, HDF, LDF, Plywood, ván dăm, bề mặt phủ melanin, dán giấy, phủ véc ni hoặc laminate. Chân bàn được làm bằng gỗ kim loại.

Cũng theo thông báo này, sản phẩm bàn được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức phải thoả mãn một trong các điều kiện sau: các sản phẩm bàn có đặc điểm khác với mô tả (tại mục phạm vi sản phẩm bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá), bàn có mặt bàn hình tròn, bàn có chân bàn hoặc mặt bàn làm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên hay chất liệu nhựa, bàn làm toàn bộ hoặc có ít nhất một bộ phận chính (chân bàn, mặt bàn, khung bàn) làm từ mây, liễu gai, tre hoặc các vật liệu tương tự…

Đối với sản phẩm ghế bị áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức là ghế quay hoặc không quay. Ghế có thể điều chỉnh độ cao hoặc không thể điều chỉnh độ cao, có thể ngả hoặc không thể ngả, có thể hoặc không thể chuyển thành giường, ở dạng lắp ghép hoàn chỉnh hoặc đóng gói thành các bộ phận ghế đi kèm với nhau để lắp ghép tại chỗ.

Những sản phẩm ghế có đặc điểm khác với mô tả tại mục phạm vi sản phẩm ghế áp dụng biện pháp chống bán phá giá sẽ được loại trừ áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức, như: ghế làm toàn bộ từ các chất liệu nhựa, toàn bộ hoặc ít nhất một bộ phận chính làm hoàn toàn từ mây, liễu gai, tre…, chân ghế làm bằng nhôm…

Cục Phòng vệ thương mại khẳng định: Trong quá trình điều tra vụ việc, Bộ Công Thương đã thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Malaysia và Trung Quốc.

Kết quả cuối cùng của cơ quan điều tra xác định rằng có tồn tại hành vi bán phá giá của hàng hoá nhập khẩu bị điều tra từ Trung Quốc và Malaysia, tuy nhiên lượng hàng hoá bị điều tra bán phá giá nhập khẩu từ Malaysia trong thời kỳ điều tra là không đáng kể (nhỏ hơn 3%) so với tổng lượng nhập khẩu.

Kết luận cũng cho rằng, ngành sản xuất trong nước đang chịu thiệt hại đáng kể và có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hoá bán phá giá từ Trung Quốc với thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.

Lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra gia tăng cả về tuyệt đối và tương đối so với tổng lượng tiêu thụ nội địa và sản lượng hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước, là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.

Vì vậy, theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra và không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm, ghế từ Malaysia.

Đồng thời, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm bàn, ghế từ Trung Quốc. Mức độ bán phá giá được xác định từ 21,4% đến 35,2%.

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức là 05 năm kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức có hiệu lực (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo Quyết định khác của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết để có cơ sở xác định hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế chống bán phá giá, cơ quản hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá, bao gồm: giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá phù hợp với quy định.

Đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá không thuộc diện áp thuế chống bán phá giá chính thức theo Quyết định của Bộ Công Thương sẽ được hoàn lại thuế chống bán phá giá tạm thời đã nộp.

Trước đó, ngày 30/9/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1991/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bàn, ghế từ Malaysia và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Do Cục Phòng vệ thương mại đã nhận được thông tin của một số doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng sản phẩm bàn, ghế nhập khẩu của các doanh nghiệp này không thuộc phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo Quyết định số 1991/QĐ-BCT.

Để có cơ sở, ngày 21/11/2022 Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc. Cục Phòng vệ Thương mại (cơ quan điều tra) tổ chức buổi làm việc trực tiếp để các bên liên quan có ý kiến, vướng mắc, quan tâm về vấn đề phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.