Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee qua đời ở tuổi 78

Ngọc Trang
Ông Lee Kun Hee tiếp quản tập đoàn Samsung từ cha vào năm 1987 và đưa công ty trở thành đế chế sản xuất điện thoại thông minh, TV và chip nhớ lớn nhất thế giới
Ông Lee Kun Hee, chủ tịch tập đoàn Samsung - Ảnh: Yonhap.
Ông Lee Kun Hee, chủ tịch tập đoàn Samsung - Ảnh: Yonhap.

Theo tin từ Yonhap, ông Lee Kun-hee, chủ tịch tập đoàn Samsung, vừa qua đời sau hơn 6 năm nằm viện, hưởng thọ 78 tuổi. Ông là người đã đưa Samsung Electronics trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh, TV và chip nhớ lớn nhất thế giới.

Tháng 5/2014, ông trải qua một cuộc phẫu thuật sau cơn đau tim và nằm viện từ đó đến nay. Vào cuối những năm 1990, ông cũng từng điều trị ung thư phổi. Thông báo của Samsung không cho biết nguyên nhân cái chết của ông Lee. 

"Chúng tôi vô cùng thương tiếc thông báo rằng ông Lee Kun Hee, chủ tịch Samsung Electronics vừa qua đời vào ngày 25/10", Samsung thông báo. "Chủ tịch Lee là người có tầm nhìn xa trông rộng thực sự và là người đã biến Samsung thành từ một doanh nghiệp địa phương trở thành một công ty đổi mới, một cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới". 

Theo Bloomberg, ông Lee Kun Hee hiện là người giàu nhất Hàn Quốc với tài sản ròng 20,7 tỷ USD. Ông từng được tạp chí Time bình chọn vào top 10 người có ảnh hưởng nhất thế giới vào năm 2005. Ông tiếp quản Samsung từ năm 1987 từ cha - ông Lee Byung Chul, người sáng lập tập đoàn. Khi đó, Samsung Electronics chỉ được thế giới biết đến là một nhà sản xuất TV giá rẻ và lò vi sóng không đáng tin cậy ở châu Á. Chính ông là người đã không ngừng thúc đẩy công ty trở thành đế chế sản xuất công nghiệp hàng đầu thế giới. 

Ông Lee giữ vai trò chủ tịch tập đoàn Samsung từ năm 1987 đến 1998, chủ tịch kiêm CEO của Samsung Electronics từ 1998 đến 2008 và sau đó là chủ tịch Samsung Electronics từ năm 2010 cho đến khi qua đời. Con trai ông, Lee Jae Yong là người lãnh đạo tập đoàn Samsung - chaebol lớn nhất Hàn Quốc - kể từ khi ông Lee nằm viện vào năm 2014. Ông Lee còn có hai con gái Lee Bu Jin và Lee Seo Hyun.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.