Có lãi, GM thay CEO

Hữu Tuyến
Thông báo “đổi CEO” của General Motors được đưa ra chỉ một ngày, sau khi hãng này công bố có lãi 1,3 tỷ USD trong quý 2
Edward E. Whitacre sẽ rời khỏi vị trí CEO của GM từ ngày 1/9 tới và chấm dứt vai trò chủ tịch hội đồng quản trị của GM vào cuối năm nay.
Edward E. Whitacre sẽ rời khỏi vị trí CEO của GM từ ngày 1/9 tới và chấm dứt vai trò chủ tịch hội đồng quản trị của GM vào cuối năm nay.
Sau 1 năm dẫn dắt General Motors (GM) vượt qua khó khăn, Edward E. Whitacre sẽ rời khỏi vị trí Giám đốc điều hành (CEO) của hãng từ ngày 1/9 tới và chấm dứt vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị vào cuối năm nay.

Thông báo này của GM được đưa ra chỉ một ngày, sau khi hãng này công bố có lãi 1,3 tỷ USD trong quý 2 năm 2010. GM cũng ráo riết chuẩn bị cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ.

Phát biểu với báo giới về quyết định rời bỏ vị trí đứng đầu GM, ông Whitacre cho biết: "Mục tiêu của tôi khi đến với GM là giúp khôi phục lại lợi nhuận, xây dựng lại vị thế của GM trên thị trường. Và hiện chúng tôi đang đi trên con đường đó. Một nền tảng vững mạnh đã được đặt ra và tôi cảm thấy thoải mái các quyết định của mình".

Người thay thế Edward E. Whitacre sẽ là ông Dan Akerson, 61 tuổi, một trong những thành viên lãnh đạo GM từ tháng 7/2009. Vào ngày 1/9 tới, ông Dan Akerson sẽ trở thành CEO mới của GM và đến cuối năm, ông này sẽ tiếp quản vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị của hãng, để đảm bảo việc chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ và tiếp tục đà tăng trưởng cho GM.

Với nhiều người trong ngành công nghiệp ôtô, Dan Akerson là một cái tên có phần hơi xa lạ. Tuy nhiên, trong giới tài chính và kinh doanh Mỹ, Akerson là một người đáng nể. Ông từng làm CEO của Carlyle Group, từng giữ vị trí Chủ tịch và CEO công ty truyền thông XO and Nextel Communications. Ông cũng từng đảm nhận cương vị Chủ tịch và CEO của General Instrument Corp.

Giống như Edward E. Whitacre, Akerson bắt đầu gia nhập GM từ tháng 7/2009 và có những đóng góp quan trọng trong công cuộc phục hưng GM. Việc thay CEO là một trong những bước đi quan trọng của GM trên con đường khôi phục sau phá sản.

Ra đời từ năm 1908, GM là một trong những hãng xe lớn nhất thế giới. Có trụ sở chính tại Detroit, GM hiện có khoảng 208.000 nhân công trên khắp thế giới và kinh doanh trong nhiều lĩnh vực tại 157 quốc gia. GM và các đối tác chiến lược sản xuất xe hơi và xe tải tại 31 quốc gia. Thị trường lớn nhất của GM hiện nay là Trung Quốc, tiếp theo là Mỹ, Brazil, Đức, Anh, Canada, và Italy.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.