Công bố Kết luận thanh tra toàn diện tại Khu liên hợp Thể thao quốc gia

Thanh Xuân
Kết luận thanh tra đã được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đồng ý và giao cho các đơn vị thực hiện kiến nghị…
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thanh tra Chính phủ vừa công bố Kết luận thanh tra số 106/KL-TTCP ngày 11/5/2021 thanh tra toàn diện việc chấp hành quy định của pháp luật về công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công tại Khu Liên hợp Thể thao quốc gia. Đây là cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết: Trong quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ thấy rằng những nội dung trong quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất của Khu Liên hợp Thể thao quốc gia trong những năm qua có nhiều đóng góp cho các giải thể thao lớn của nước nhà...

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, sai phạm tại Khu Liên hợp Thể thao quốc gia.

Tại buổi công bố kết luận thanh tra, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đã đề nghị Khu Liên hợp thể thao quốc gia và các cơ quan liên quan sớm triển khai thực hiện các nội dung theo đúng kiến nghị nêu trong kết luận được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

Quá trình triển khai thực hiện có những khó khăn không thực hiện được vì nguyên nhân khách quan phải báo cáo lên Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch để bộ có báo cáo Chính phủ.

Cũng tại buổi công bố kết luận thanh tra, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương thông tin, sau khi có kết luận thanh tra, Bộ trưởng, Ban Cán sự Đảng bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc xây dựng kế hoạch thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ một cách cụ thể. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng thừa nhận là sau sự việc này cũng đã rút ra được bài học kinh nghiệm sâu sắc về quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, đặc biệt là đơn vị tự chủ như Khu Liên hợp Thể thao quốc gia.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hứa sẽ sớm có báo cáo gửi Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Được biết, ngay từ trước khi Thanh tra Chính phủ thực hiện cuộc thanh tra trên từ tháng 5-2019, hàng loạt doanh nghiệp đang thuê đất tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia đã gửi đơn kêu cứu đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao... tố cáo Khu liên hợp cho thuê đất nhưng không đưa vào sổ sách, thu tiền của doanh nghiệp nhưng không xuất hóa đơn VAT.

Tại đơn kêu cứu này, các doanh nghiệp cho biết, khu liên hợp đã cho thuê hàng ngàn mét vuông đất nhưng để ngoài sổ sách. Ngoài ra, cũng đang nợ 314 tỷ đồng tiền thuê đất của Nhà nước và không có khả năng chi trả.

Trước đó, Kiểm toán Nhà nước cũng đã có kết luận Khu Liên hợp thể thao quốc gia thực hiện việc cho một số đơn vị thuê đất khi chưa được phép. Khu đất mà khu liên hợp cho thuê ngắn hạn chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ Tài chính.

Trong quá trình cho thuê, các hợp đồng cho thuê ngắn hạn chưa thực hiện đấu giá, công khai mức giá theo quy định. Một số hợp đồng cho thuê mặt bằng ngắn hạn nhưng bản chất là hợp đồng dài hạn.

Công tác quản lý các khoản công nợ phải thu chưa được quan tâm đúng mức, một số khoản công nợ phát sinh trên 3 năm, phải thu khó đòi nhưng chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.