Công nghiệp ôtô Ấn muốn tiến sâu vào đất Hàn

Vinh Nguyễn
Hôm 24/8, nhà sản xuất xe thể thao Ấn Độ Mahindra đã ký thỏa thuận mua lại hãng xe Ssangyong của Hàn Quốc
Một mẫu xe của hãng Ssangyong.
Một mẫu xe của hãng Ssangyong.
Hôm 24/8, nhà sản xuất dòng xe thể thao hàng đầu Ấn Độ Mahindra đã ký thỏa thuận sơ bộ về việc thu mua hãng xe Ssangyong của Hàn Quốc.
 
Với mức giá 500 tỷ won (418 triệu USD), đây là khoản đầu tư lớn nhất từ trước tới nay của một công ty Ấn Độ vào thị trường Hàn Quốc.

Theo Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Mahindra, Anand Mahindra, thỏa thuận này, sẽ giúp thiết lập một tập đoàn sản xuất dòng xe thể thao lấy châu Á làm trọng tâm, đồng thời mở đường cho sự phát triển ra toàn cầu của Mahindra.

Quá trình đàm phán sẽ tiếp tục trong tháng 9 và dự kiến hoàn thành vào tháng 11.

Nếu vụ mua bán thành công, Mahindra sẽ trở thành hãng sản xuất xe hơi thứ hai của Ấn Độ tiến quân sang đất Hàn, sau khi Tata Motors, tập đoàn xe hơi lớn nhất Ấn Độ, mua lại hãng Daewoo Commercial Vehicle hồi năm 2004.

Được thành lập vào năm 1954, Ssangyong là hãng sản xuất ôtô chuyên về chế tạo các loại xe như 4x4, Berline hạng sang và xe tải nhỏ.

Hiện hãng xe Hàn Quốc này đang ngập trong nợ nần, do doanh số bán xe sụt mạnh trước tác động của khủng hoảng, và công ty mẹ Shanghai Automotive Industry không bơm thêm tiền cứu trợ.

Hồi đầu năm nay, Ssangyong đã được đặt dưới sự quản lý tư pháp.

Trước đó, hôm 11/8, hãng chế tạo ôtô Renault của Pháp cho biết, chi nhánh của hãng này tại Hàn Quốc (Renault Samsung) và hãng chế tạo ôtô Nissan đã từ chối lời chào hàng mua lại Ssangyong.

”Sau khi xem xét lại các cơ hội của Ssangyong, Renault Samsung và Nissan đã quyết định không mua lại hãng này và đi theo những con đường khác để phát triển các hoạt động kinh doanh ở Hàn Quốc”, phát ngôn viên của Renault nói.

Tin mới

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Trong lĩnh vực ô tô, hầu hết các OEM đều đặt mục tiêu đạt mức 0 ròng vào năm 2050, nhưng báo cáo và tiêu chuẩn về lượng khí thải vẫn còn yếu. Áp lực pháp lý sắp tới đối với lượng khí thải sẽ yêu cầu các công ty cải thiện việc báo cáo lượng khí thải và quản lý các chiến lược không phát thải thực tế hơn.