DaimlerChrysler bán lại Chrysler

Kiều Oanh
DaimlerChrysler đã khẳng định thông tin hãng này sẽ bán lại 80.1% cổ phần của bộ phận Chrysler với giá 7,4 tỷ USD
Vụ sáp nhập cách đây 9 năm giữa Daimler và Chrysler từng được coi là "cuộc hôn nhân trên thiên đường."
Vụ sáp nhập cách đây 9 năm giữa Daimler và Chrysler từng được coi là "cuộc hôn nhân trên thiên đường."
Hôm qua (14/5), DaimlerChrysler đã khẳng định thông tin hãng này sẽ bán lại 80.1% cổ phần của bộ phận Chrysler tại thị trường Mỹ, chấm dứt vụ sáp nhập kéo dài 9 năm giữa hai hãng sản xuất ôtô lớn này.

Bỏ ra 7,4 tỷ USD cho vụ mua lại Chrysler này là một công ty của Mỹ có tên Cerberus.

Được biết, các thủ tục chuyển nhượng sẽ được hoàn tất vào quý 3 tới. Sau đó, Daimler sẽ chuyển tên thành Daimer AG nếu được sự thông qua của các cổ đông. Mặt khác, Daimler vẫn sẽ giữ lại 19,9% cổ phần của Chrysler.

Giám đốc điều hành của DaimlerChrysler Zetsche nói: “Chúng tôi tin là đã tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả Daimler và Chrysler. Thỏa thuận bán lại sẽ đem đến một khởi đầu mới cho cả hai.”

Các nhà phân tích cho rằng, sau khi bán lại Chrysler, Daimler sẽ có thể tập trung vào nhãn hiệu Mercedes và bộ phận sản xuất xe tải của hãng.

Còn theo Giám đốc điều hành của Chrysler Thomas W. Lasorda, việc trở thành một công ty tư nhân sẽ giúp Chrysler có điều kiện tốt hơn để tập trung vào kế hoạch phục hồi dài hạn thay vì những kế hoạch ngắn hạn.

Năm 1998, Daimler bỏ ra 36 tỷ USD để mua lại Chrysler. Đây đã được coi là một bước tiến dũng cảm trong nỗ lực của hãng này nhằm trở thành một hãng xe toàn cầu thực sự.

Ban đầu, vụ sáp nhập giữa Daimler và Chrysler được coi là “cuộc hôn nhân trên thiên đường” nhưng sau đó, vụ sáp nhập này không đem lại những kết quả về tiết kiệm chi phí hay sức mạnh thị trường như mong đợi.

Mặc dù đã thực hiện hàng loạt nỗ lực cắt giảm chi phí nhưng Chrysler, vốn phụ thuộc nặng nề vào các dòng xe SUV, pickup và minivan, vẫn bị lỗ tới 1,5 tỷ USD trong năm 2006 và mất thị phần vào tay các hãng xe hơi Nhật Bản, các công ty đang tung ra những mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Công ty Ceberus có trụ sở đặt tại New York chuyên đầu tư vào các công ty gặp vấn đề mà công ty này cho là có thể đem lại lợi ích nếu thực hiện cắt giảm chi phí một cách mạnh mẽ và điều hành tốt hơn. Hiện Ceberus có tài sản trị giá 25 tỷ USD và cổ phần tại hơn 50 công ty có tổng doanh số 60 tỷ USD và 175.000 nhân công.

(Theo People’s Daily Online)

Tin mới

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Tham gia Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024 tại Thái Lan là bước đi quan trọng của VinFast trong chiến lược mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Một số chuyên gia nhận định đây là thị trường ô tô đầy tiềm năng trong tương lai, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không ít.
Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.