Doanh nghiệp dệt may, da giày chuyển hướng sản xuất xanh

Mộc Minh
Để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh trong sản xuất của EU, các doanh nghiệp dệt may, da giày của Việt Nam đang phải chuyển hướng sản xuất thân thiện với môi trường dù rất khó khăn…
Trình diễn thời trang xanh, nguyên liệu thân thiện môi trường của các doanh nghiệp TP.HCM tại "Tuần lễ triển lãm sản phẩm ngành dệt may và da giày năm 2022".
Trình diễn thời trang xanh, nguyên liệu thân thiện môi trường của các doanh nghiệp TP.HCM tại "Tuần lễ triển lãm sản phẩm ngành dệt may và da giày năm 2022".

Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC), sản xuất của các doanh nghiệp dệt may và da giày tại TP.HCM hiện chiếm 40%-50% năng lực sản xuất cả nước. Dệt may và da giày cũng là ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 sau dầu thô.

CHẬT VẬT KIẾM ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU

Trong bối cảnh kinh tế mới, tác động của dịch Covid-19 kéo dài dẫn tới sự suy thoái của nhiều nền kinh tế trên thế giới, ngành dệt may - da giày của nước ta đang đối mặt với nhiều khó khăn, như: các thị trường nhập khẩu lớn tiếp tục giảm đơn hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn xanh về nguyên vật liệu và điều kiện sản xuất…

Chia sẻ về tình trạng giảm đơn hàng xuất khẩu hiện nay,  ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt - may - thêu - đan TP.HCM (AGTEK), cho biết các doanh nghiệp đang khổ sở vì đơn hàng xuất khẩu giảm những tháng cuối năm, đặc biệt hàng xuất sang Châu Âu.

Theo ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch Hội Da giày TP.HCM (SLA), nhiều doanh nghiệp da giày đang cố gắng duy trì hoạt động sản xuất, có doanh nghiệp đã phải cắt giảm giờ làm, cho lao động nghỉ việc tạm thời vì thiếu đơn hàng xuất khẩu. Việc này khiến công nhân ngậm ngùi phải về quê ăn tết sớm.

Thời gian tới với “Chiến lược dệt may bền vững và tuần hoàn” tầm nhìn đến năm 2030 do EU đề xuất, các tiêu chuẩn xanh về lao động, nguyên vật liệu và điều kiện sản xuất càng nghiêm ngặt hơn. Điều này sẽ khó khăn đối với các doanh nghiệp dệt may và da giày, vì nhiều doanh nghiệp là vừa và nhỏ.

Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách ITPC, cho rằng dệt may da giày là một trong những ngành sản xuất gia công chủ lực của Việt Nam, đang sử dụng rất nhiều nguồn lực lao động, tài nguyên. Vì thế, việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh là thách thức lớn.

Các nhãn hàng thời trang thế giới đánh giá sự phát triển đồng hành của các doanh nghiệp gia công trên cơ sở tuân thủ các quy định về môi trường, xã hội, và trách nhiệm đối với người lao động, người tiêu dùng toàn cầu.

Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để doanh nghiệp tập trung đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm khi xuất khẩu, tăng uy tín thương hiệu với người tiêu dùng.

CẦN HIỆN ĐẠI HOÁ HƠN NỮA

Mặc dù còn đối diện với rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm đầu ra cho sản phẩm để tăng giá trị xuất khẩu.

Số liệu thống kê của ITPC cho thấy, trong 10 tháng năm 2022 ngành dệt may xuất khẩu vào 66 nước, vùng lãnh thổ đạt gần 38 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2021. Chỉ riêng TP.HCM, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may 9 tháng đầu năm 2022 của thành phố ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng gần 44% so với cùng kỳ 2021.

Đối với ngành da giày, hiện đang đứng hàng thứ 5 trong tốp các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên vẫn là một ngành chưa được công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kim ngạch xuất khẩu ngành da giày cả nước 9 tháng năm 2022, đạt được 21 tỷ USD. Riêng TP.HCM, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày 9 tháng đầu năm 2022 của thành phố ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ 2021.

Để dệt may Việt Nam phát triển hơn nữa, theo bà Trần Hoàng Phú Xuân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kết nối thời trang Faslink, cần phải đầu tư mạnh vào R&D (nghiên cứu và phát triển), chủ động nguồn cung ứng nguyên liệu cũng như kết nối chuỗi cung ứng. Khi làm được điều này, các sản phẩm dệt may Việt Nam mới thực sự đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Nhằm thích ứng với yêu cầu của các nước xuất khẩu, các doanh nghiệp ngành dệt may đã chuyển hướng tìm ra đối sách đa dạng hoá thị trường, chuyển đổi từ gia công sang phát triển mẫu, quản trị số, thúc đẩy giải pháp chuỗi cung ứng tự chủ…

Một sự kiện đáng chú ý mới đây tại TP.HCM, đó là “Tuần lễ triển lãm sản phẩm ngành dệt may và da giày năm 2022” (diễn ra từ ngày 29/11-5/12/2022), trưng bày và trình diễn bộ sưu tập thời trang xanh của hơn 40 doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may, da giày của thành phố.

Các sản phẩm trưng bày tại tuần lễ triển lãm lần này ứng dụng công nghệ sản phẩm là nguyên vật liệu mới, thân thiện với môi trường, như: sợi vải xanh từ bã cà phê, lá và thân sen, vỏ sò, than vỏ dừa, cellulose bạc hà, chai nhựa PET….

Bà Trần Hoàng Phú Xuân cho biết thời trang xanh đang là xu thế chung của ngành dệt may thế giới hiện nay. Những loại nguyên liệu thân thuộc và gần gũi với người Việt được sử dụng để sản xuất áo sơ mi, khăn và mũ nón rất thời trang với chất vải mịn, mát, phù hợp với khí hậu và thời tiết Việt Nam.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.