Doanh số kém, GM dừng bán hàng tại Ấn Độ

Kim Tuyến
General Motors sẽ dừng bán hàng tại thị trường Ấn Độ sau hai thập kỷ vật lột với doanh số lẹt đẹt
Tới tháng 3/2017, thị phần của GM tại quốc
gia đông dân thứ hai thế giới là dưới 1% - Ảnh: Reuters.<br>
Tới tháng 3/2017, thị phần của GM tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới là dưới 1% - Ảnh: Reuters.<br>

Từ cuối năm nay, General Motors Co sẽ dừng bán hàng tại thị trường Ấn Độ sau hai thập kỷ vật lột với doanh số lẹt đẹt, hãng tin Reuters cho biết.

Quyết định này được đưa ra trong kế hoạch tái cấu trúc của hãng xe lớn thứ hai của Mỹ công bố ngày 18/5. Ngoài ra, hãng này cũng sẽ dừng hoạt động tại Nam Phi để tập trung vào những thị trường sinh lời tốt hơn.

Theo GM, hãng sẽ mất khoảng 500 triệu USD cho kế hoạch tái cấu trúc hoạt động tại Ấn Độ, châu Phi và Singapore trong quý 2/2017.

Dan Ammann, Chủ tịch toàn cầu của GM, cho biết sẽ dừng kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào thị trường Ấn Độ như kế hoạch đã công bố vào năm 2015.

Dù vào thị trường sớm, GM khá vất vả để tăng trưởng doanh số và thị phần tại Ấn Độ. Một phần nguyên nhân là hãng này không có dòng xe giá rẻ nhiều tính năng mà người Ấn Độ ưa thích, giới phân tích nhận định. Nhiều người cũng cho rằng chi phí bảo trì và dịch vụ cao khiến xe Chevrolet của GM không được lòng khách hàng Ấn Độ.

Năm 2015, GM đặt mục tiêu tăng thị phần tại Ấn Độ lên khoảng 3% vào năm 2020. Tuy nhiên, tới tháng 3/2017, thị phần của hãng này tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới là dưới 1%, giảm từ 1,17% của năm trước đó, dù thị trường này tăng trưởng 9%. Doanh số của GM tại Ấn Độ năm vừa qua (tính tới tháng 3/2017) giảm khoảng 20% xuống còn 25.823 chiếc.  

Tuy nhiên, GM cũng cho biết sẽ không rút hoàn toàn khỏi thị trường này mà duy trì trung tâm công nghệ tại Bangalore, bang Karnataka và chuyển một trong hai nhà máy lắp ráp tại Ấn Độ thành cơ sở sản xuất cho xuất khẩu.

Nhà máy này đặt tại Talegaon, cách Mumbai 100km về phía đông nam. Nhà máy còn lại tại bang Gujara sẽ được bán cho đối tác Trung Quốc SAIC Motor Corp .

Stefan Jacoby, Giám đốc điều hành quốc tế của GM, cho biết việc chuyển nhà máy Talegaon sang chỉ sản xuất xuất khẩu sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động và vị trí là trung tâm xuất khẩu của GM Hàn Quốc.

GM Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu ôtô sang thị trường Mexico và Nam Mỹ, trong khi đó GM Hàn Quốc xuất sang Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Australia và Pakistan.

Để thành công tại Ấn Độ, một là GM phải “từ bỏ các tiêu chuẩn toàn cầu”, hai là làm việc với các đối tác địa phương để thiết kế, sản xuất và quảng bá sản phẩm hoàn toàn tại Ấn Độ, ông Jacoby nhận định.

"Chúng tôi cho rằng cả hai lựa chọn này đều không phù hợp”, ông này cho biết.

Động thái của GM được cho là minh chứng cho thấy hiệu quả của chiến dịch “Sản xuất tại Ấn Độ” (Made in India) của Thủ tướng Narendra Modi với mục tiêu biến nước này trở thành công xưởng sản xuất toàn cầu.

Công nghiệp ôtô là ngành sử dụng lượng lao động tại Ấn Độ với 29 triệu việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ra, ngành công nghiệp 93 tỷ USD này cũng chiếm 7,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và gần 50% sản lượng sản xuất của nước này.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.