Ferrari cổ gặp nạn, 30 triệu USD “bốc hơi”

Minh Toàn
Tổn thất sau vụ tai nạn liên quan đến chiếc Ferrari 250 GTO hôm 6/7 lên đến hơn 30 triệu USD
Siêu xe Ferrari 250 GTO trước khi gặp nạn hôm 6/7.
Siêu xe Ferrari 250 GTO trước khi gặp nạn hôm 6/7.
Trong lễ tuần hành kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 mẫu xe Ferrari 250 GTO hôm 6/7, một chiếc Ferrari 250 GTO cổ không may gặp tai nạn. Thiệt hại ước tính ban đầu hơn 30 triệu USD (tương đương 610 tỷ đồng).

Tai nạn xảy ra khi chiếc xe cổ trị giá 22 triệu bảng Anh (hơn 30 triệu USD) đang cùng 39 chiếc Ferrari đến giải đua Le Mans 24h, thì va chạm với một xe khác trong đoàn. Theo những người tham gia lễ diễu hành, đây là vụ tai nạn đắt giá nhất trong lịch sử liên quan đến Ferrari.

Chủ nhân, đồng thời là người điểu khiển chiếc Ferrari “xấu số” là doanh nhân người Mỹ Christopher Cox. Vụ tai nạn khiến vợ của doanh nhân này bị gẫy chân còn bản thân Christopher Cox cũng phải nhập viện khẩn cấp.

Chiếc xe gặp nạn được sản xuất vào tháng 4/1962, nằm trong lô xe chế tạo hạn chế. Khi xuất xưởng, chiếc xe mang màu đỏ truyền thống của Ferrari, nhưng chỉ một năm sau đó siêu xe lại mang “bộ cánh” xanh sọc vàng theo màu cờ của tay đua Thụy Điển Ulf Norinder cho đến tận ngày nay.

Siêu xe thể thao này có một lịch sử hào hùng khi giành vị trí thứ 2 trong giải đua xe tốc độ "Tour de France" năm 1963 và về đích thứ 3 vào năm kế tiếp.

Sau vụ tai nạn năm 1976 và được phục chế, siêu xe cổ đã được ông Cox mua lại hồi năm 2005 với giá “khiêm tốn” 10.200 USD (6.000 bảng Anh). Tuy nhiên, hiện tại, giá trị của chiếc xe đã vượt quá 30 triệu USD, chỉ xếp sau chiếc Bugatti 1936 (40 triệu USD) trong top xe đắt giá nhất mọi thời đại.

Ferrari 250 GTO được trang bị bộ động cơ V12 dung tích 3 lít công suất 300 mã lực. Tốc độ tối đa đạt 280 km/giờ cùng khả năng tăng tốc đến 96 km/giờ trong 6,1 giây.

Ferrari cổ gặp nạn, 30 triệu USD “bốc hơi”  - Ảnh 1

Ferrari cổ gặp nạn, 30 triệu USD “bốc hơi”  - Ảnh 2

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.