Fintech trở thành “lò” sản sinh tỷ phú mới của thế giới

Bình Minh
Những tháng gần đây, tháng nào lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) cũng sản sinh tỷ phú mới...
Vlad Tenev (trái) và Baiji Bhatt, hai nhà sáng lập của ứng dụng giao dịch cổ phiếu Robinhood - Ảnh: CNBC.
Vlad Tenev (trái) và Baiji Bhatt, hai nhà sáng lập của ứng dụng giao dịch cổ phiếu Robinhood - Ảnh: CNBC.

Tính từ đầu năm, hai nhà đồng sáng lập sàn tiền ảo Coinbase đã gia nhập hàng ngũ tỷ phú, cùng với các nhà sáng lập của công ty cho vay trả góp Affirm và công ty nền tảng phát hành thẻ và giải pháp thanh toán Marqeta.

Trong suốt nhiều năm, Thung lũng Silicon đã dấn thân vào cuộc cạnh tranh với các ngân hàng truyền thống, bằng lời hứa mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Nhưng giờ mới là lúc xuất hiện các ứng dụng giao dịch, ứng dụng thanh toán và dịch vụ cho vay trực tuyến đạt được mức định giá cao trên thị trường niêm yết đại chúng.

Sắp tới, danh sách các tỷ phú của thế giới sẽ có thêm hai cái tên mới, cũng là những người đến từ fintech. Đó là Vlad Tenev và Baiji Bhatt, hai nhà sáng lập của ứng dụng giao dịch cổ phiếu Robinhood.

Là bạn cùng phòng tại đại học ký túc xá Stanford cách đây 1 thập kỷ, Tenev và Bhatt sở hữu cổ phần ước tính đạt trị giá khoảng 2,6 tỷ USD khi cổ phiếu Robinhood lên sàn Nasdaq vào cuối tháng này. Giá trị tài sản này dựa trên mức trung bình 40 USD/cổ phiếu của khoảng giá dự kiến chào bán mà Robinhood đưa ra trong hồ sơ IPO. Hai nhà sáng lập sở hữu cổ phần 7,9% mỗi người trong công ty.

Robinhood kỳ vọng mức định giá lên tới 35 tỷ USD trong cuộc chào sàn này, từ mức định giá 11,7 tỷ USD trong vòng gọi vốn tư nhân hồi tháng 9 năm ngoái.

Sự xuất hiện liên tiếp của các tỷ phú fintech không gây nhiều ngạc nhiên, khi năm nay là một năm sôi động của hoạt động niêm yết công nghệ ở Phố Wall. Ít nhất 12 công ty công nghệ đã đạt vốn hoá thị trường từ 10 tỷ USD trở lên bằng IPO truyền thống hoặc niêm yết thông qua công ty séc trắng (SPAC).

Các vụ chào sàn này cùng các cuộc niêm yết khác với mức vốn hoá thấp hơn đã sản sinh tổng cộng 16 tỷ phú công nghệ trên thị trường chứng khoán Mỹ trong năm 2021. Trong số này, nhiều tỷ phú thuộc lĩnh vực fintech.

Tổng giám đốc (CEO) Brian Armstrong của Coinbase sở hữu cổ phần trị giá khoảng 8,7 tỷ USD. Fred Ehrsam, người cùng Armstrong lập nên Coinbase vào năm 2012, nắm số cổ phần trị giá 2,7 tỷ USD.

CEO Jason Gardner của Marqeta đạt giá trị tài sản ròng gần 2 tỷ USD sau khi công ty IPO trong tháng 6. CEO Max Levchin của Affirm nắm số cổ phần trị giá 1,5 tỷ USD sau khi công ty chào sàn hồi tháng 1.

Đó là còn chưa kể đến các tỷ phú fintech trong những công ty còn chưa lên sàn.

Trong một vòng gọi vốn hồi tháng 3, công ty thanh toán Stripe được định giá ở mức 95 tỷ USD. Cổ phần của hai nhà đồng sáng lập là anh em trai Patrick và Johnson Collison có tổng trị giá 23 tỷ USD dựa trên mức định giá này, theo Bloomberg Billionaires Index.

Klarna, một công ty thanh toán của Thuỵ Điển, hiện được định giá ở mức 46 tỷ USD. CEO Sebastian Siemiatkowski của Klarna sở hữu tài sản ròng khoảng 2,2 tỷ USD, theo tạp chí Forbes.

Danh sách tiếp tục với Chime, công ty cung cấp dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động và được định giá ở mức 14,5 tỷ USD. Plaid, một công ty cung cấp công nghệ đầu cuối cho phép kết nối các ứng dụng với tài khoản ngân hàng, được định giá 13 tỷ USD. Các nhà sáng lập của các công ty này đều nắm cơ hội trở thành tỷ phú.

Tin mới

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.