Giả mạo thương hiệu gạo ST25 và câu chuyện “loạn gạo” trên thị trường

Lan Anh
Đầu tháng 4/2023, nhiều cơ sở kinh doanh gạo tư nhân tại Hà Nội bị phát hiện làm giả nhãn hiệu gạo ST25 Ông Cua. Sự việc một lần nữa báo động thực trạng giả mạo thương hiệu thông qua nhãn mác, bao bì hay thậm chí là giả mạo gạo ST25 đã có từ lâu khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt thật - giả...
Hình ảnh gạo ST25 được bán tại các đại lý gạo.
Hình ảnh gạo ST25 được bán tại các đại lý gạo.

“LOẠN” SẢN PHẨM GẠO ST25 TRÊN THỊ TRƯỜNG

Nhái bao bì, tem nhãn như bao bì gạo ST25 ông Cua là một chuyện, nhiều cửa hàng thậm chí còn đấu trộn hoặc sử dụng gạo có hình thức giống nhưng rẻ hơn, kém chất lượng hơn và quảng cáo đó là gạo ST25.

Khảo sát một vòng các đại lý hoặc tiệm tạp hóa bán lẻ có thể thấy, nguồn cung gạo ST25 luôn dồi dào và có nhiều lựa chọn cho khách hàng, từ ST25 được bán xá không bao bì nhãn mác, bán lẻ từng kg cho đến gạo của công ty được đóng túi và có thương hiệu rõ ràng… đều có đủ.

Theo người bán, gạo đóng túi của công ty có giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, hàng ngoài loại bao 10 - 20kg thì giá thấp hơn, khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Tương tự, trên các sàn thương mại điện tử, vô số cửa hàng trực tuyến rao bán gạo ST25 với mức giá rất chênh lệch từ 20.000 - 50.000 đồng/kg.

Khi mua gạo ST25, nếu quan sát kỹ thấy các hạt gạo không đồng nhất về hình hạt, thời điểm mới mua có thể rất thơm nhưng nấu xong thì mùi thơm không còn, hạt cơm bị nát, độ dẻo cũng không có nhiều khác biệt so với các loại gạo thơm khác thì có khả năng đây là gạo đã bị đấu trộn hoặc không phải là gạo ST25.

Gạo bán tràn lan, thậm chí có nhiều nơi “niêm yết” giá bán thông qua các bảng mica cắm trong thùng gạo. Điểm bán nào cũng cam kết là “gạo ST25 thật, gạo chính hãng” trong khi nguồn gốc sản xuất, cam kết về các chỉ tiêu chất lượng… đều chỉ được chứng thực qua lời nói của người bán. Chính điều này đã khiến người tiêu dùng như rơi vào ma trận, gần như rất khó phân biệt thật - giả dù gạo là mặt hàng thiết yếu hằng ngày.

LÀM SAO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC GẠO ST25 CHUẨN?

Thực tế hiện nay, bên cạnh thương hiệu gạo ST25 ông Cua đã được bảo hộ, nhiều doanh nghiệp cũng mua giống lúa ST25 xác nhận (là hạt giống được nhân lên từ giống nguyên chủng, đạt tiêu chuẩn, chất lượng theo qui định) để tổ chức sản xuất hoặc thu mua lúa từ những cánh đồng trồng ST25. Sau đó phát triển thương hiệu riêng và đăng ký bảo hộ tương tự.

Đây thực chất vẫn đúng là gạo ST25, nhưng chất lượng có thể không giống nhau, phụ thuộc vào quy trình canh tác và kỹ thuật xử lý sau thu hoạch của doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần Lương thực A An (thương hiệu gạo A An) ra mắt sản phẩm gạo A An ST25 từ năm 2021 và là một trong những thương hiệu gạo được tin dùng rộng rãi trên thị trường. A An liên kết với các hợp tác xã, nông dân để thu mua lúa ST25 tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tuân thủ nghiêm ngặt trong kiểm soát các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ khi thu mua đến sản xuất và đóng gói. Quá trình chế biến và sản xuất được thực hiện đồng bộ trên hệ thống dây chuyền châu Âu tại hệ thống 5 nhà máy gạo lớn tại đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có nhà máy gạo lớn nhất châu Á.

Gạo A An ST25 là thương hiệu gạo Việt Nam đầu tiên xuất khẩu thành công vào Nhật Bản.
Gạo A An ST25 là thương hiệu gạo Việt Nam đầu tiên xuất khẩu thành công vào Nhật Bản.

“Gạo đóng túi theo quy cách chuẩn luôn có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp sản xuất, nơi sản xuất, bảng thành phần dinh dưỡng, hạn sử dụng và cam kết an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng”, đại diện Gạo A An chia sẻ.

Bên cạnh ST25, gạo A An cũng phát triển sản phẩm gạo ST25 Lúa Tôm. Lúa Tôm là mô hình trồng lúa trên nền đất nuôi tôm nên hoàn toàn không sử dụng bất cứ loại phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nào trong quá trình trồng lúa.

Mô hình trồng lúa ST25 trên đất nuôi tôm (gạo Lúa Tôm) A An liên kết sản xuất với nông dân.
Mô hình trồng lúa ST25 trên đất nuôi tôm (gạo Lúa Tôm) A An liên kết sản xuất với nông dân.

Năm 2022, Gạo A An ST25 cũng là thương hiệu gạo Việt Nam đầu tiên xuất khẩu thành công vào Nhật Bản sau khi vượt qua hơn 600 tiêu chí kiểm định khắt khe.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.