"Giá ôtô cao, không nên đổ lỗi cho nhà sản xuất"

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cho rằng, cách tốt nhất để hạ giá xe lúc này là giảm thuế
"Nếu nói các doanh nghiệp sản xuất ôtô hưởng siêu lợi nhuận thì chưa đúng, bởi trên thực tế, có những doanh nghiệp cũng bị lỗ".
"Nếu nói các doanh nghiệp sản xuất ôtô hưởng siêu lợi nhuận thì chưa đúng, bởi trên thực tế, có những doanh nghiệp cũng bị lỗ".
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cho rằng, cách tốt nhất để hạ giá xe lúc này là giảm thuế.

Theo ông, ngoài thuế nhập khẩu Bộ Tài chính cũng cần tính tới điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

Ông đánh giá thế nào về bức xúc của người tiêu dùng đối với giá ôtô thời gian gần đây?

Đúng là người tiêu dùng bức xúc do sự chênh lệch lớn giữa giá ôtô trong nước và giá bán tại thị trường nước ngoài, nhưng không nên "đổ hết lỗi" cho nhà sản xuất vì đã có công cụ điều chỉnh là chính sách thuế (trong giá thành bán xe, thuế các loại chiếm tới 48%).

Nếu nói các doanh nghiệp sản xuất ôtô hưởng siêu lợi nhuận thì chưa đúng, bởi trên thực tế, có những doanh nghiệp cũng bị lỗ.

Tôi cho rằng, chúng ta nên xem ôtô là phương tiện đi lại thông thường và Nhà nước nên cân nhắc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này. Phương án tốt nhất là điều tiết giá thông qua việc giảm thuế. Bộ Tài chính đang xem xét nên giảm đến mức nào để vừa đảm bảo nguồn thu vừa không gây đột biến ách tắc giao thông và người tiêu dùng đỡ bị thiệt.

Nếu giá ôtô hạ, nguy cơ ùn tắc giao thông sẽ rất lớn vì hạ tầng giao thông của Việt Nam còn yếu, ông nghĩ sao?

Ở đây cần cân nhắc giữa 3 hướng. Thứ nhất, khuyến khích ngành ôtô phát triển bằng cách giảm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Hướng đi này sẽ tạo áp lực để hạ tầng giao thông của Việt Nam phát triển. Thế nhưng với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay của nước ta, hướng đi này cần cân nhắc kỹ.

Thứ hai là giảm thuế, nhưng tăng phí.

Thứ ba là phát triển hạ tầng đi trước một bước, cách này không đơn giản, bởi tiềm lực chưa đáp ứng được nhu cầu.

Trong các cuộc tiếp xúc với các bộ, ngành mới đây, các doanh nghiệp ôtô phàn nàn về việc giảm thuế nhanh khiến họ bị động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quan điểm của ông như thế nào?

Điều đó hoàn toàn đúng. Nếu giảm thuế nhanh hơn thì phải công bố lộ trình cho các doanh nghiệp biết trước từ 6 tháng đến 1 năm. Theo tôi đây là tính minh bạch trong quá trình hội nhập. Nhà nước hoàn toàn có thể giảm thuế tiêu thụ đặc biệt xuống 40% hay 25% nhưng phải có lộ trình. Dĩ nhiên, trong tình huống cấp bách thì có thể dùng chính sách thuế để điều tiết.

Có ý kiến cho rằng, thuế nhập khẩu giảm mạnh sẽ khiến liên doanh sản xuất ngừng đầu tư vào sản xuất và chuyển sang nhập khẩu hoàn toàn, ông nghĩ sao?

Doanh nghiệp không sợ giảm thuế mà họ cần có lộ trình để cân đối. Hiện có 15 - 16 nhà sản xuất ôtô con nhưng quan điểm của tôi là nếu chỉ còn 1 - 2 doanh nghiệp trụ lại thì họ sẽ đầu tư vào sản xuất một cách thực chất hơn và khả năng phát triển công nghiệp phụ trợ sẽ mạnh hơn.

Có một số doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất ôtô con bằng việc dựa vào bản quyền của doanh nghiệp nước ngoài hoặc theo con đường mà các doanh nghiệp Trung Quốc đã làm là tự phát triển. Theo ông nên lựa chọn cách nào?

Theo tôi, hướng đi đó không phù hợp với Việt Nam. Tôi cho rằng, hướng đi của các doanh nghiệp ôtô Việt Nam hiện nay là phù hợp với quy hoạch nghĩa là cùng xe tải, xe ca, xe bus, xe chuyên dùng. Khi thấy đủ mạnh thì chuyển sang chiếm khoảng 30% thị phần e hơi, xe du lịch. Doanh nghiệp trong nước cũng nên theo hướng sử dụng công nghệ của nước ngoài, lắp ráp rồi tiến tới nội địa hóa từng bộ phận.

Tin mới

Bộ Công an đề xuất thay đổi hàng loạt phân hạng Giấy phép lái xe

Bộ Công an đề xuất thay đổi hàng loạt phân hạng Giấy phép lái xe

Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an vừa hoàn thiện, Bộ Công an đề xuất phân hạng về các loại Giấy phép lái xe (GPLX) xe mô tô, ô tô. Cụ thể, GPLX mô tô có hạng A1, A, B1; trong khi đó ô tô có tới 12 hạng GPLX và đề xuất cấp GPLX cho người khuyết tật đảm bảo điều kiện sức khỏe.
Chờ giảm lệ phí trước bạ, người tiêu dùng đắn đo mua xe

Chờ giảm lệ phí trước bạ, người tiêu dùng đắn đo mua xe

Ngày 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị 12 về các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng trong tháng 5 về gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, giảm tiền thuê đất, mặt nước. Thông tin này đã tác động không nhỏ đến thị trường ô tô Việt những ngày qua vì điều này có nghĩa Chính phủ rất có thể sẽ đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ lần thứ tư. Thời gian có thể áp dụng từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
BYD thống trị thị trường xe điện Trung Quốc trong “bão giảm giá”

BYD thống trị thị trường xe điện Trung Quốc trong “bão giảm giá”

Khi BYD tham gia cuộc đua giảm giá xe điện (EV) tại Trung Quốc, các nhà sản xuất khác đã phải chịu thiệt hại nặng nề. Xe điện, bao gồm xe chạy bằng pin (BEV) và xe plug-in hybrid (PHEV), đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc trong tháng 3 vừa qua. Thị trường Trung Quốc kết thúc tháng với số lượt đăng ký tăng 29% so với cùng tháng năm 2023, với 743.289 lượt giao hàng.
Ô tô trong nước đón đầu xu hướng phục hồi

Ô tô trong nước đón đầu xu hướng phục hồi

Thị trường ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đang có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn kể từ sau kết quả kinh doanh tháng 3/2024. Cùng với chính sách giảm lệ phí trước bạ của Chính phủ có thể sớm quay trở lại, đây sẽ là những cơ sở quan trọng để các nhà sản xuất ô tô gia tăng sản lượng, kích cầu tiêu dùng từ giữa năm.
Xe điện tự lái trong tương lai có thể tự sạc điện sẽ như thế nào?

Xe điện tự lái trong tương lai có thể tự sạc điện sẽ như thế nào?

Các cột mốc quan trọng đối với ô tô tự lái, đầu tiên là dưới dạng robotaxi, liên tục được ghi nhận. Khi sự xuất hiện phổ biến của công nghệ ngày càng gần hơn và các phương tiện gần như chạy hoàn toàn bằng điện, câu hỏi về cách chúng được sạc như thế nào là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm.