GM bị "tố" nhập nhèm nhãn mác sản phẩm

Hữu Tuyến
General Motors vừa bị cáo buộc gian lận nhãn mác sản phẩm và mang tiền hỗ trợ của chính phủ đi đầu tư xây dựng nhà máy ở nước ngoài.
GM vừa bị cáo buộc chơi bài gian lận nhãn mác sản phẩm - Ảnh: CNN.
GM vừa bị cáo buộc chơi bài gian lận nhãn mác sản phẩm - Ảnh: CNN.
Hãng xe Mỹ General Motors vừa bị cáo buộc chơi bài gian lận nhãn mác sản phẩm và mang tiền hỗ trợ của chính phủ đi đầu tư xây dựng nhà máy ở nước ngoài thay vì tạo công ăn việc làm cho người lao động Mỹ.

Vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi khó khăn, GM nay lại dính bê bối khi bị “Made in the USA” - tổ chức lớn nhất đại diện cho các hàng hóa sản xuất tại Mỹ tố cáo không thực hiện cam kết khi nhận viện trợ của Chính phủ Mỹ. Hãng xe này cũng bị cáo buộc gian lận về nguồn gốc các mẫu xe đang trưng bày tại đại lý.

Theo đại diện “Made in the USA” GM đã không tạo ra nhiều việc làm cho người Mỹ như cam kết và thay vào đó hãng này đã mang một phần không nhỏ tiền cứu trợ của chính phủ để đầu tư chuyển địa điểm sản xuất ra ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Điều này đồng nghĩa với thay vì sử dụng tiền tài trợ để phục hồi nền công nghiệp xe hơi Mỹ, GM lại mang lại việc làm và lợi ích cho nền công nghiệp xe của các nước khác.

Bên cạnh đó, GM còn có dấu hiệu vi phạm Điều luật dán nhãn xe Hoa Kỳ (AALA) khi loại bỏ các nhãn mác ghi địa điểm sản xuất (vốn là ở ngoài nước Mỹ) ra khỏi những chiếc xe đang trưng bày tại tất cả các đại lý trên toàn nước Mỹ.

Phát biểu với báo giới, Joel D. Joseph, Chủ tịch tổ chức Made in the USA, khẳng định GM đã tìm cách che giấu sự thật về việc chuyển dây chuyền sản xuất ra nước ngoài ngay sau khi nhận tiền cứu trợ của chính phủ. Bằng chứng là nhiều mẫu xe những tưởng là sản xuất tại Mỹ nhưng thực chất đã ra lò ở nước ngoài, chẳng hạn mẫu xe Cadillac SRX xuất xưởng tại Mexico còn mẫu Buick Regal sản xuất tại Đức.

Đáp lại, GM một mực phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định đã đầu tư 3 tỷ USD để xây dựng nhà máy và mang lại việc làm cho 10.000 người từ khi thoát khỏi tình trạng phá sản. Đại diện hãng này cũng cho biết sẽ tái khởi động lại nhà máy Orion ở Michigan vào cuối năm 2011 và sẽ mang lại việc làm cho 1.000 người ở khu vực thủ phủ Detroit.

Liên quan tới việc loại bỏ nhãn mác trên xe trưng bày, đại diện GM cho rằng chỉ xe bán tới tay khách hàng mới cần nhãn ghi địa điểm sản xuất còn các xe trưng bày thì không bắt buộc phải có.

Tin mới

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.