GM chính thức tái lập ngôi vị hãng xe lớn nhất thế giới

Phương Anh
Với hơn 9 triệu xe bán được trong năm 2011, hãng xe Mỹ General Motors (GM) giành lại vị trí hãng xe số 1 thế giới về doanh số
Năm 2011, GM đạt mức doanh số 9,03 triệu xe, tăng 7,6% so với mức doanh số 8,39 triệu xe mà hãng đạt được vào năm 2010.
Năm 2011, GM đạt mức doanh số 9,03 triệu xe, tăng 7,6% so với mức doanh số 8,39 triệu xe mà hãng đạt được vào năm 2010.
Với hơn 9 triệu xe bán được trong năm 2011, hãng xe Mỹ General Motors (GM) giành lại vị trí hãng xe số 1 thế giới về doanh số từ tay đối thủ Nhật Toyota. Cuộc tái lập ngôi vị này của GM diễn ra khi Toyota có một năm trày trật với các thảm họa tự nhiên, từ lụt lội ở Thái Lan tới động đất và sóng thần ở Nhật Bản.

Hãng tin Bloomberg dẫn thông tin ngày 19/1 từ website của GM cho biết, năm ngoái, hãng đạt mức doanh số 9,03 triệu xe, tăng 7,6% so với mức doanh số 8,39 triệu xe mà hãng đạt được vào năm 2010.  Mức doanh số này của GM vượt dự báo của giới phân tích và đánh dấu lần đầu tiên hãng bán trên 9 triệu xe kể từ năm 2007.

Toyota hiện vẫn chưa công bố mức doanh số cụ thể của năm 2011, nhưng ước tính bán được 7,9 triệu xe trong năm vừa qua, giảm 6% so với năm trước. Vào năm 2008, Toyota đã giành vị trí hãng xe lớn nhất thế giới từ GM sau 77 năm hãng xe Mỹ giữ vững ngôi vị này.

Sự trở lại “ngôi vương” của GM cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của hãng này chỉ sau hai năm hoàn tất quy trình phá sản với sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ. Vào năm 2007, khi còn ở vị trí hãng xe số 1, GM thua lỗ 38,7 tỷ USD. Theo ước tính của các chuyên gia, trong năm 2011, GM đạt mức lợi nhuận khoảng 8,1 tỷ USD.

“Sự khác biệt giữa vị trí số 1 hiện nay và trước kia của GM là lần này hãng làm ăn có lãi, và đó chính là lợi ích của việc hãng phá sản. Đứng ở vị trí số 1 là một điều tuyệt vời, nhưng càng tuyệt hơn nếu làm ăn có lãi”, nhà phân tích Rebecca Lindland thuộc hãng phân tích HIS Automotive nhận xét.

Giám đốc điều hành (CEO) Dan Akerson của GM từng tuyên bố, ông đặt vấn đề tỷ suất lợi nhuận cao hơn chuyển doanh số. Mặc dù giới phân tích cho rằng, GM sẽ tăng doanh thu 2,9% trong năm nay lên 154,2 tỷ USD, CEO Akerson đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế vượt các đối thủ Ford và Volkswagen.

Hiện Chính phủ Mỹ vẫn đang nắm giữ 1/3 cổ phần của GM. Để hòa vốn, Washington phải bán được số cổ phần này với mức giá 53 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của GM tính đến cuối phiên giao dịch ngày 19/1 tại New York mới chỉ gần 25 USD/cổ phiếu. Năm 2011, giá cổ phiếu của GM giảm 45%, nhưng từ đầu năm tới nay, cổ phiếu này đã tăng giá 22%.

Trong năm 2010, GM lãi 6,17 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2011, GM lãi 8,47 tỷ USD.

Trong 3 quý đầu năm 2011, doanh số của Toyota giảm 8,8% còn 5,77 triệu chiếc, do gián đoạn sản xuất vì trận lụt nghiêm trọng ở Thái Lan và trận động đất, sóng thần lịch sử ở Nhật Bản. Không chỉ bị GM vượt qua, Toyota còn có khả năng bị đối thủ Đức Volkswagen cho “hít khói” về doanh số trong năm 2011.

Volkswagen mới đây cho biết doanh số tăng 14% trong năm ngoái, lên mức 8,16 triệu chiếc. Hãng này đã tuyên bố mục tiêu vượt qua GM và Toyota về doanh số trong thời gian từ nay đến năm 2018.

Hãng nghiên cứu R.L. Polk & Co. mới đây dự báo, doanh số thị trường ôtô toàn cầu năm nay sẽ tăng trưởng 6,7% lên mức 77,7 triệu chiếc.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.