GM kêu gọi hệ thống đại lý cùng yêu cầu được hỗ trợ tài chính

Minh Quân
Giám đốc bán hàng GM gửi thư kêu gọi các đại lý cùng chung sức yêu cầu được cứu trợ khẩn cấp
Giám đốc bán hàng của General Motor (GM) Mark LaNeve vừa gửi thư kêu gọi các đại lý cùng chung sức yêu cầu chính quyền địa phương sớm triển khai gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 50 tỷ USD mà Chính phủ đã hứa.

GM đang trong tình trạng rất bi đát, đặc biệt là vài tuần gần đây. Tình trạng này sẽ không diễn ra nếu những sự giúp đỡ cam kết của Washington được thực hiện kịp thời. Không may cho họ, các khoản viện trợ của Chính phủ chỉ có thể đến sớm nhất vào đầu năm sau.

"Như quý vị đã biết, chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử. Sự ưu tiên của GM trong lúc này là kêu gọi sự giúp đỡ của Chính phủ Mỹ và người đứng đầu Quốc hội”, lá thư viết.

Lãnh đạo của Big Three (gồm GM, Ford và Chrysler) đã có cuộc gặp gỡ với người đứng đầu Quốc hội vào tuần trước nhưng vẫn chưa có gì tiến triển. GM hy vọng với sự tham gia của các đại lý, việc giải ngân sẽ diễn tiến nhanh hơn.

"Chính quyền của ông Bush sẽ quyết định triển khai hoặc không gói trợ giúp khẩn cấp ngay lập tức cho ngành công nghiệp ôtô vào tuần tới. Tuy nhiên, chưa rõ lộ trình của việc này sẽ như thế nào. Nếu Quốc hội và ông Bush không xử lý kịp gói hỗ trợ này, GM cùng với những nhà sản xuất khác chắc sẽ phải chờ đến khi Tổng thống mới đắc cử Barack Obama lên nhận chức", lá thư viết.

(Theo Reuters)

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.