GM khó tuyển giám đốc vì lương thấp

Mai Phương
Với mức lương đề nghị chẳng mấy hấp dẫn, GM chắn chắn sẽ gặp khó trong cuộc tìm kiếm một vị giám đốc mới
Trong thời gian khủng hoảng, GM đã được Chính phủ Mỹ bơm cho tổng số tiền 50 tỷ USD để tồn tại, đổi lại cổ phần 61%. Do đó, như nhiều doanh nghiệp được cứu trợ khác, GM phải tuân thủ các quy định của Chính phủ Mỹ trong vấn đề lương thưởng.
Trong thời gian khủng hoảng, GM đã được Chính phủ Mỹ bơm cho tổng số tiền 50 tỷ USD để tồn tại, đổi lại cổ phần 61%. Do đó, như nhiều doanh nghiệp được cứu trợ khác, GM phải tuân thủ các quy định của Chính phủ Mỹ trong vấn đề lương thưởng.
Cách đây chưa lâu, khi còn là doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ, hãng xe General Motors (GM) có thể thu hút một số lượng lớn ứng viên nếu họ muốn tuyển giám đốc điều hành (CEO).

Tuy nhiên, ở thời đó, chính sách của GM là chỉ chọn những người đã gắn bó lâu dài với tập đoàn để đưa vào ghế lãnh đạo.

Tới nay, tất cả đã khác. Với những khó khăn mà GM đang phải đối mặt, cộng với mức lương đề nghị chẳng mấy hấp dẫn, hãng xe này chắn chắn sẽ gặp khó trong cuộc tìm kiếm một vị CEO mới sau vụ từ chức đột ngột của CEO Fritz Henderson hôm 1/12.

“Đưa người ngoài vào lãnh đạo GM lúc này là cách tốt nhất để tạo ra sự chuyển biến nhanh chóng và mang tính quyết định. Tuy nhiên, đây lại là giải pháp tốn kém nhất xét ở phương diện thù lao. Mà Chính phủ Mỹ hiện đang là cổ đông lớn nhất của GM nên chắc chắn họ sẽ không thông qua một mức thù lao đủ sức hấp dẫn”, ông Renny Ponvert, người đứng đầu công ty tuyển dụng nhân sự cao cấp Management CV, nhận xét.

Trong thời gian khủng hoảng, GM đã được Chính phủ Mỹ bơm cho tổng số tiền 50 tỷ USD để tồn tại, đổi lại cổ phần 61%. Do đó, như nhiều doanh nghiệp được cứu trợ khác, GM phải tuân thủ các quy định của Chính phủ Mỹ trong vấn đề lương thưởng.

Theo quy định mà ông Kenneth Feinberg - quan chức Bộ Tài chính Mỹ chịu trách nhiệm giám sát vấn đề thù lao - đưa ra, lương cơ bản bằng tiền mặt cho hơn 90% trong số 25 lãnh đạo cao nhất trong GM được giới hạn ở mức 500.000 USD/năm. Ngoài ra, khoản lương vượt mức trần này sẽ được trả bằng cổ phiếu của GM, kèm theo yêu cầu phải giữ cổ phiếu đó trong một thời gian dài.

Bên cạnh đó, thưởng tiền mặt cho thành tích ngắn hạn bị cấm, gói thù lao thôi việc cũng bị giới hạn triệt để.

Trong khi đó, tại hãng xe Forrd, lương tiền mặt của CEO Alan Mulally là 1,4 triệu USD, dù mức lương này đã giảm 30% so với năm ngoái. Năm ngoái, tổng mức thù lao cho vị CEO này lên tới 13,7 triệu USD, phần lớn trả bằng cổ phiếu.

Chưa hết, trong khi những người đồng cấp trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ phải đi máy bay thương mại trong các chuyến công cán, thì CEO Mulally vẫn ung dung ngồi máy bay riêng. Lý do ở đây là Ford không cần tới sự giúp đỡ của Chính phủ Mỹ để duy trì sự tồn tại như hai người hàng xóm GM và Chrysler.

Bản thân Chủ tịch GM, ông Ed Whitacre mới đây cũng đã lên tiếng thừa nhận rằng, mức trần lương thưởng thấp là một khó khăn đối với GM nếu tập đoàn này muốn tìm kiếm nhân tài ở bên ngoài. Ông Whitacre đã kêu gọi Chính phủ Mỹ nới tay cho GM trong vấn đề này.

Sau khi ông Henderson từ chức, ông Whitacre hiện đang nắm giữ chức vụ CEO lâm thời của GM. Trong vòng 8 tháng qua, ông Henderson là vị CEO thứ hai rời khỏi GM, sau sự ra đi của CEO Rick Wagoner.

Việc GM liên tục thay CEO cũng là một lý do nữa khiến những ứng viên tiềm năng cho vị trí này cảm thấy ngần ngại.

“Người nào dám nhận vị trí này hẳn phải là một người dũng cảm, vì trong vòng có 8 tháng, đã có hai CEO mất chức ở GM”, giáo sư Logan Robinson thuộc khoa Luật, Đại học Detroit Mercy, nhận xét.

(Theo Reuters)

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.