Hàng loạt website ví điện tử, ngân hàng, sàn thương mại điện tử lớn bị giả mạo

Nhĩ Anh
Hệ thống cảnh báo của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia lưu ý người dùng cần nâng cao cảnh giác với nhiều trường hợp website lừa đảo, giả mạo website của các ngân hàng, các trang thương mại điện tử…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong tuần đầu tháng 2/2023, đã có 166 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông báo về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Qua kiểm tra, phân tích, các chuyên gia cho biết có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, các trang thương mại điện tử…

Các chuyên gia lưu ý người dùng cần nâng cao cảnh giác với các trường hợp website lừa đảo giả mạo ví điện tử Momo; giả mạo các website ngân hàng như: Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Quân đội; giả mạo các sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki.

Bên cạnh đó còn xuất hiện các website lừa đảo giả mạo các doanh nghiệp lớn như: Công ty CP viễn thông FPT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Lotte… và hàng loạt các trang web lừa đảo khác.

Lưu ý người dùng nâng cao cảnh giác trước các trường hợp giả mạo webstie ngân hàng, trang thương mại điện tử, doanh nghiệp trong tuần đầu tháng 2/2023.
Lưu ý người dùng nâng cao cảnh giác trước các trường hợp giả mạo webstie ngân hàng, trang thương mại điện tử, doanh nghiệp trong tuần đầu tháng 2/2023.

Trong tháng 1/2023, hệ thống của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cũng nhận được hàng trăm phản ánh trường hợp lừa đảo từ người dùng trong đó có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, các trang thương mại điện tử…

Theo ghi nhận của hệ thống, từ đầu năm 2023 đến nay có gần 1.600 dữ liệu website lừa đảo liên quan đến ứng dụng vay tiền, giả mạo ngân hàng, tín dụng, siêu khuyến mãi, nhận quà tặng, các trang, sàn thương mại điện tử. Trong đó riêng những ngày đầu tháng 2/2023 đã ghi nhận gần 500 dữ liệu.

 
Đối với các website giả mạo, người dùng cần chú ý quan tâm không truy cập vào các trang web này để tránh nguy cơ bị tấn công lừa đảo; đồng thời nâng cao nhận thức bản thân và tuyên truyền cho những người xung quanh tránh trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công lừa đảo này.

Trong số hơn 15,5 nghìn dữ liệu website lừa đảo do do dự án chống lừa đảo cập nhật từ giữa năm 2021 đến tháng 2/2023, có tới gần 76% là các trang scam lừa đảo tiền, tiếp đó khoảng 18,5% là lừa đảo lấy thông tin (phishing). Còn lại là các website lừa nội dung xấu, đường dẫn nguy hiểm và giả mạo lừa đảo...

Trước đó, trong tháng 12/2022, hệ thống cảnh báo do Trung tâm quản lý đã nhận được hơn 1.100 phản ánh của người dùng Internet Việt Nam về các trường hợp nghi ngờ lừa đảo. Qua kiểm tra và phân tích, có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, các trang thương mại điện tử.

Các chuyên gia cũng nêu ra một số trang web giả mạo mà người dùng tuyệt đối không truy cập như la7168.com (giả mạo sàn thương mại điện tử Lazada); vebo1s.co, clmm.nl, giaitrimomo.net (giả mạo ví điện tử MoMo); shopee.ccooppcc.online (giả mạo sàn thương mại điện tử Shopee); lottehanoi.com.vn (giả mạo website Lotte)…

Có thể thấy, trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng các hoạt động online của người dùng trên không gian mạng, các hành vi lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng cũng trở nên phổ biến hơn. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, đối tượng lừa đảo đã thu thập trái phép thông tin cá nhân của người dân hoặc giả mạo các tổ chức tài chính, ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Các chuyên gia cho biết phương thức lừa đảo đa phần là giả mạo các trang sàn giao dịch mua bán đầu tư tài chính, tiền ảo và cờ bạc trái phép. Đặc biệt chiêu trò, cộng tác viên lừa đảo, bằng cách giả mạo thương hiệu các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và nước ngoài để dẫn dụ đầu tư, gây thiệt hại tài chính cho người dùng.

Theo thống kê, hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất là giả mạo thương hiệu, chiếm 72,6%; giả mạo chiếm đoạt tài khoản trực tuyến chiếm 11,4%; còn lại là lừa đảo trúng thưởng, việc làm online, app cho vay...

Tin mới

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.