Hậu Giang: Khởi công gói thầu số 2 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Thanh Thủy
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua Hậu Giang với tổng mức đầu tư trên 9.600 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng. Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc sẽ hình thành hai trục kết nối Hậu Giang với các tỉnh trong khu vực và cả nước…
Dự án thành phần 3 đi qua huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) với tổng chiều dài 36,9 km - Ảnh minh hoạ
Dự án thành phần 3 đi qua huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) với tổng chiều dài 36,9 km - Ảnh minh hoạ

Chiều 29/11, tại xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 chính thức được khơi công xây dựng.

Tại buổi lễ, ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 có ý nghĩa quan trọng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang (dự án thành phần 3) có điểm đầu tại ấp Trường Lợi, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, điểm cuối dự án tại thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp.

Dự án đi qua huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp với tổng chiều dài 36,9 km, tổng mức đầu tư khoảng 9.601 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1 đầu tư trước một bên với quy mô 4 làn xe có dải phân cách giữa, chiều rộng nền đường 4 làn xe là 17m.

Dự án thành phần 3 chia thành 2 gói thầu xây lắp. Trong đó, gói thầu xây lắp số 1 đã tổ chức khởi công ngày 17/6/2023 do Liên danh Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn - Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam là đơn vị thi công, giá trị gói thầu là 3.479 tỷ đồng, thời gian thi công hoàn thành gói thầu trong 46 tháng; gói thầu xây lắp số 2 có giá trị 2.812 tỷ đồng do Công ty cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam thi công, thời gian thi công hoàn thành gói thầu trong 46 tháng.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hậu Giang đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 1.130/1.150 hộ bị ảnh hưởng; có 1.018 hộ đã bàn giao mặt bằng với diện tích 250,21 ha/260,34 ha, đạt tỷ lệ 96,11% diện tích.

Dự án có 3 nút giao liên thông để kết nối với mạng lưới hạ tầng giao thông của tỉnh là nút giao với Quốc lộ 61C tại xã Tân Hòa, nút giao với đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau tại xã Bình Thành và nút giao với đường tỉnh 927 tại thị trấn Cây Dương.

Sau khi hoàn thành, cùng với tuyến cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau, tuyến đường này sẽ hình thành hai trục kết nối Hậu Giang với các tỉnh trong khu vực và cả nước, góp phần phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại.

Đồng thời, tuyến cao tốc cũng sẽ tạo ra không gian nguồn lực mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và là nền tảng để các tỉnh trong khu vực kết nối với cảng Trần Đề xuất khẩu hàng hóa.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị các sở, ngành, địa phương và kêu gọi nhân dân nơi có dự án đi qua tiếp tục hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đơn vị thi công sớm hoàn thành dự án, đưa vào khai thác, sử dụng để từng bước hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông của tỉnh, giữa tỉnh với các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo làn sóng mới trong thu hút đầu tư.

Ngoài ra, chủ đầu tư, các đơn vị tham gia dự án phải có kế hoạch, tiến độ cụ thể, triển khai từng hạng mục theo từng tháng, bám sát tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ và Tỉnh ủy, UBND tỉnh; thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ, có giải pháp xử lý ngay những vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai dự án; tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiến độ.

Theo đó, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hậu Giang cho biết Sở sẽ quyết liệt hoàn thành tốt nhiệm vụ của chủ đầu tư, huy động mọi nguồn lực triển khai dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và kế hoạch của UBND tỉnh.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.