Hoa Kỳ điều tra tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Vũ Khuê
Trong giai đoạn 2021-2023, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste từ Việt Nam sang Hoa Kỳ xấp xỉ 5,9 triệu USD. Riêng năm 2023 là 5,2 triệu USD, đứng thứ 8 trong số các nước xuất khẩu sang Hoa Kỳ và chiếm 3% tổng thị phần nhập khẩu vào thị trường này....
Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste sang Hoa Kỳ là 5,2 triệu USD.
Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste sang Hoa Kỳ là 5,2 triệu USD.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 2/4/2024, Cục nhận được thông báo Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã ban hành bản câu hỏi điều tra tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste có mã HS. 5503.20.0025.

Theo thông báo, USITC ban hành bản câu hỏi tới các nhà sản xuất/xuất khẩu sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste vào Hoa Kỳ nhằm xác định việc nhập khẩu sản phẩm bị điều tra có gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ hay không.

Thời hạn để các bên quan tâm trả lời bản câu hỏi là ngày 17 tháng 4 năm 2024. 

Vụ việc được USITC khởi xướng điều tra ngày 28 tháng 02 năm 2024 theo đơn đề nghị từ các nhà sản xuất sợi staple nhân tạo từ polyester của Hoa Kỳ, bao gồm Fiber Industries LLC d/b/a Darling Fibers; Nan Ya Plastics Corp, America và Sun Fiber LLC.

Nguyên đơn cáo buộc việc nhập khẩu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester đã tăng mạnh so với sản xuất và tiêu thụ nội địa, gây ra thiệt hại nghiêm trọng và ảnh hưởng tới ngành sản xuất trong nước.

Theo số liệu của USITC, trong giai đoạn 2021-2023, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste từ Việt Nam sang Hoa Kỳ xấp xỉ 5,9 triệu USD.

Riêng năm 2023 là 5,2 triệu USD, đứng thứ 8 trong số các nước xuất khẩu sang Hoa Kỳ và chiếm 3% tổng thị phần nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

USITC dự kiến sẽ ban hành kết luận về thiệt hại vào ngày 9 tháng 7 năm 2024 và sẽ báo cáo lên Tổng thống xem xét, quyết định vào ngày 26 tháng 8 năm 2024.

Trước đó, năm 2017, sản phẩm này đã bị Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá với Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam; điều tra chống trợ cấp với Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng sau đó Việt Nam được loại trừ khỏi phạm vi điều tra theo đề nghị của nguyên đơn.

Hiện nay, sản phẩm từ các nước và vùng lãnh thổ nói trên (trừ Việt Nam) vẫn đang bị áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.