Hoàn thành đàm phán và ký hợp đồng mua bán điện với 40/40 chủ đầu tư năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Vũ Khuê
Đến nay, Công ty Mua bán điện đã hoàn thành đàm phán ký biên bản và ký tắt hợp đồng mua bán điện (PPA) với 40/40 chủ đầu tư đề xuất giá tạm 50% khung giá trần. Có 19 dự án (hoặc một phần dự án) chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm và ký PPA...
19 dự án (hoặc một phần dự án) chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm và ký PPA.
19 dự án (hoặc một phần dự án) chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm và ký PPA.

Bộ Công Thương cho biết sau khi Bộ ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 về quy định khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, Công ty Mua bán điện (thuộc EVN) đã có các văn bản gửi các Chủ đầu tư đề nghị gửi hồ sơ tài liệu để có thông số tính toán, đàm phán giá điện.

Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã nhiều lần tổ chức hội nghị với Chủ đầu tư các dự án để trao đổi, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hồ sơ, trình tự, thủ tục đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện... Các quy trình, thủ tục theo quy định cũng đã được EVN ban hành công khai, minh bạch và gửi đến các Chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, Bộ và EVN đã nỗ lực, tập trung cao cho việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc với mục tiêu đưa các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp sớm phát điện lên lưới nhưng vẫn đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.

EVN cũng đã đăng tải công khai và cập nhật thường xuyên thông tin tình hình thủ tục thực hiện các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp trên trang thông tin điện tử của Tập đoàn tại địa chỉ: https://www.evn.com.vn/c3/nang-luong-tai-tao/Cac-du-an-NLTT-chuyen-tiep--141-2014.aspx.

Đến cuối ngày 26/5/2023, Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) đã hoàn thành đàm phán ký biên bản và ký tắt hợp đồng mua bán điện (PPA) với 40/40 chủ đầu tư đề xuất giá tạm 50% khung giá trần. Có 19 dự án (hoặc một phần dự án) chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm và ký PPA.

Ngoài ra, có 16 dự án chuyển tiếp đã nối lưới, đã và đang tiến hành thử nghiệm. Trong đó có 5 dự án chuyển tiếp đã hoàn thành thử nghiệm, đang thực hiện các thủ tục COD để phát điện thương mại.

19 dự án chuyển tiếp đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình, một phần công trình. 26 dự án chuyển tiếp đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy, một phần nhà máy.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 32/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, với tổng công suất 1.576,05MW chưa gửi hồ sơ cho EVNEPTC để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.

Trước thực tế này, Bộ Công Thương đánh giá, việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý để cấp giấy phép hoạt động điện lực hiện vẫn chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức, dẫn tới việc chậm trễ trong khâu chuẩn bị và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.

Mặt khác, còn nhiều chủ đầu tư vi phạm các quy định pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng… nên chưa đáp ứng các thủ tục pháp lý, chưa thể đàm phán giá với EVN. Thậm chí, một số chủ đầu tư đã được yêu cầu bổ sung hồ sơ từ cuối tháng 3/2023 nhưng sau 2 tháng vẫn không bổ sung được.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN phải hoàn tất việc đàm phán giá tạm với tất cả các nhà đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp trước ngày 27/5/2023 để trình Bộ Công Thương phê duyệt và tiến hành đồng thời với việc hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán điện.

Ông Đặng Hoàng An cũng khẳng định 3 quan điểm lớn về xử lý vướng mắc cho các dự án năng lượng tái tạo theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đó là việc giải quyết các vấn đề phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật; giải quyết trên tinh thần “lợi ích hài hòa rủi ro chia sẻ”; giá điện và chi phí truyền tải hợp lý.

“Đây là lúc các chủ đầu tư cần gấp rút hoàn chỉnh thủ tục và nộp hồ sơ để việc thoả thuận giá điện không bị kéo dài, rút ngắn thời gian đưa các dự án này vào vận hành, từng bước giải quyết bài toán kinh doanh của doanh nghiệp", lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.