Hơn 23.000 người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong quý 1/2024

Nhật Dương
Trong 3 tháng đầu năm 2024, cả nước đã đưa được hơn 23.000 lao động đi làm việc tại Nhật Bản, dẫn đầu các thị trường tiếp nhận, và chiếm hơn một nửa trong tổng số lao động được đưa đi…
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), từ số liệu báo cáo của các doanh nghiệp, cho thấy tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài riêng trong tháng 3 năm 2024 là 12.738 lao động, trong đó có 4.211 lao động nữ.

Số này gồm các thị trường: Nhật Bản 6.297 lao động (2.534 lao động nữ), Đài Loan (Trung Quốc) 5.487 lao động (1.604 lao động nữ), Hàn Quốc 288 lao động, Trung Quốc 169 lao động, Singapore 116 lao động, Rumani 54 lao động (6 lao động nữ) và các thị trường khác.

Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).

Số lao động đưa đi đết hết quý 1 đạt 28,74% kế hoạch năm 2024. Cụ thể, năm 2024, kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là từ 125.000 lao động.

Trong quý 1 của năm nay, Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu trong số các thị trường đang tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc, với 23.364 lao động (8.248 lao động nữ).

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản theo các chương trình như: Thực tập sinh kỹ năng; lao động đặc định; đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản làm việc trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (EPA); lao động là kỹ thuật viên, phiên dịch viên.

Việt Nam cũng là quốc gia đứng đầu trong số 15 nước phái cử thực tập sinh, lao động sang Nhật Bản. Năm qua, cũng ghi mốc mới khi số lượng lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc cao nhất từ trước đến nay, đạt 85.000 người.

Ngoài thị trường Nhật Bản, trong quý 1/2024, Đài Loan cũng là thị trường có số lao động Việt Nam đi làm việc cao, với 9.781 lao động (3.011 lao động nữ).

Gần đây, ngày 3/4/2024, tại Đài Loan (Trung Quốc) xảy ra động đất mạnh nhất trong khoảng 25 năm qua (7,2 độ richter). Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) cảnh báo trong vài ngày tới có thể vẫn tiếp tục còn có các đợt dư chấn với cường độ lớn.

Vì thế, để cảnh báo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), Cục Quản lý lao động ngoài nước đã yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục phối hợp với đối tác và người sử dụng lao động Đài Loan (Trung Quốc) rà soát, xác minh tình trạng an toàn của lao động do doanh nghiệp đưa đi.

Đồng thời, tiếp tục theo dõi tình hình dư chấn trong những ngày tới để có phương án bảo đảm an toàn cho người lao động.

Bên cạnh hai thị trường lớn nêu trên, trong quý 1 năm nay, lao động Việt Nam còn đưa sang làm việc tại nhiều thị trường khác, như Hàn Quốc với 707 lao động, Trung Quốc 398 lao động, Singapore 270 lao động.

Rumani 219 lao động (8 lao động nữ), Thái Lan 190 lao động, Macao 169 lao động (54 lao động nữ), Ả-rập Xê-út 147 lao động (91 lao động nữ), Hungary 108 lao động (18 lao động nữ) và các thị trường khác…

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.