IFC hỗ trợ gần 2.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Vũ Phong
Năm tài khóa 2021, IFC tiếp tục đẩy mạnh tài trợ thương mại tại Việt Nam nhằm hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu để thúc đẩy quá trình hồi phục kinh tế hậu Covid-19...
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) - thành viên nhóm Ngân hàng Thế giới, trong bối cảnh gián đoạn sản xuất kinh doanh do đại dịch Covid-19 gây nên, kéo theo hạn chế về thanh khoản, trong 12 tháng qua, IFC đã thúc đẩy các hoạt động tài trợ thương mại và tài trợ chuỗi cung ứng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp trong ngành dệt may và nông sản, tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và duy trì việc làm.

IFC nhận định, khả năng chống chịu của Việt Nam trước đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã giúp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu trong khi doanh nghiệp ở hầu hết các quốc gia khác đã phải đối mặt với sự gián đoạn hoạt động kéo dài.

Điều này đã giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại ở mức cao kỷ lục trong năm ngoái và duy trì việc làm cho người lao động. IFC đã ngay lập tức nâng cao hạn mức tài trợ thương mại cho các ngân hàng để đón đầu những thiếu hụt về tài trợ thương mại có thể xảy ra bởi đợt bùng phát đại dịch đầu tiên vào tháng 2/2020. Sang năm tài khóa 2021, IFC tiếp tục đẩy mạnh tài trợ thương mại tại Việt Nam nhằm hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu để thúc đẩy quá trình hồi phục kinh tế hậu Covid-19.

Trong 12 tháng qua, Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP) của IFC đã giúp 6 ngân hàng tại Việt Nam gồm ABBank, SeABank, TienPhongbank, VIB, VPBank nhằm nâng cao năng lực đảm bảo rủi ro thanh toán trong tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp trong nước, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đáng chú ý, với sự hỗ trợ của IFC, các ngân hàng đã phát hành 974 bảo lãnh với tổng giá trị 686 triệu USD để hỗ trợ cho gần 2.000 nhà xuất khẩu và nhập khẩu.

“Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến khả năng cung cấp giải pháp tài trợ thương mại của các ngân hàng, đồng thời cũng làm hạn chế sự tiếp cận của khách hàng đối với các giải pháp này. Hỗ trợ của IFC đã cho phép VPBank mở rộng việc giãn lịch thanh toán cho thêm nhiều khách hàng hơn, đồng thời cấp các khoản tài trợ mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa xuyên biên giới được thông suốt, giúp giảm bớt khó khăn về thanh khoản,” bà Võ Hằng Phương, Giám đốc Trung tâm Định chế Tài chính và Ngân hàng Giao dịch, VPBank cho biết.

Bên cạnh việc phối hợp với các ngân hàng, IFC cũng cấp 418 triệu USD cho các nhà cung cấp trong nước để duy trì thanh khoản khi đối tác mua hàng của họ yêu cầu gia hạn thời hạn thanh toán. Hỗ trợ này nằm trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ Thương mại Chuỗi Cung ứng Toàn cầu của IFC để cấp vốn ngắn hạn cho các nhà cung cấp đang xuất khẩu hàng hóa cho bên mua quốc tế, bằng cách chiết khấu sau khi những hóa đơn được bên mua chấp thuận.

Ông Hà Văn Tiến, Giám đốc Tài chính Công ty Cổ phần May Sơn Hà, một đối tác tham gia Chương trình Tài trợ Thương mại Chuỗi Cung ứng Toàn cầu của IFC chia sẻ, cơ chế này của IFC giúp hỗ trợ các nhà cung cấp chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt ngay sau khi bên mua phê duyệt khoản phải thu.

“Điều đó giúp Sơn Hà nhận tiền thanh toán hóa đơn nhanh, giải quyết áp lực quay vòng vốn trong quản lý dòng tiền trong bối cảnh thương mại toàn cầu bị gián đoạn”, ông Hà Văn Tiến nói.

Nhằm ứng phó với tình trạng đại dịch ảnh hưởng tới các nhà cung cấp bị hạn chế về thanh khoản do gián đoạn chuỗi cung ứng, tổng tài trợ chuỗi cung ứng của IFC đã tăng thêm 28% trong năm tài chính 2021, giúp 31 doanh nghiệp may mặc và nông nghiệp duy trì hoạt động và đảm bảo hơn 100.000 việc làm.

“Kinh nghiệm sâu rộng trên toàn cầu của IFC về ứng phó khủng hoảng đã góp phần duy trì sự luân chuyển hàng hóa thông suốt - đóng vai trò quan trọng với hoạt động của doanh nghiệp - và ổn định việc làm tại Việt Nam trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19. IFC sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tích lũy vốn lưu động và tăng cường hoạt động thương mại khi chu kỳ sản xuất phục hồi và các nền kinh tế được tái thiết sau khủng hoảng”, bà Nathalie Louat, Giám đốc Toàn cầu Tài trợ Thương mại và Chuỗi cung ứng IFC chia sẻ.

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.