Khoảng 13.000 khách được phép tham quan tháp Eiffel mỗi ngày

Tường Bách
Hôm qua (16/7), tháp Eiffel - biểu tượng của thủ đô Paris, Pháp - đã mở trở lại cho du khách sau khoảng 9 tháng đóng cửa do đại dịch Covid-19...

Để thực hiện các biện pháp chống dịch, 13.000 khách mỗi ngày - bằng một nửa mức bình thường - sẽ được phép đi thang máy lên đỉnh tháp Eiffel để ngắm thủ đô Paris. Lễ mở cửa trở lại diễn ra lúc 13 giờ chiều (11h00 GMT) hôm qua, với những vị khách đầu tiên đã đến hàng giờ trước sự kiện được chờ đợi từ lâu.

Hãng tin Reuters miêu tả khi đồng hồ đếm ngược ở chân tháp chuyển sang 0h, đã có những tiếng vỗ tay và reo hò từ các du khách đang xếp hàng để được vào. Một ban nhạc bắt đầu chơi các nhạc cụ và người ta bắt đầu đi thành hàng qua cổng vào. "Chúng tôi cảm thấy khá may mắn khi có mặt ở đây" - du khách Patrick Perutka (18 tuổi) đến từ Croatia chia sẻ khi anh đợi 3 giờ đến giây phút cổng mở. Đây là lần đầu tiên anh được tới tháp Eiffel.

Laurent Thebault, chủ 1 ki-ốt bán bánh ngọt và nước trái cây gần tháp Eiffel chia sẻ: "Thật tốt khi tháp Eiffel được mở cửa và dòng người ghé qua mỗi ngày. Khách đến tham quan rồi đi thuyền trên sông, hoặc dạo bộ trên quảng trường Trocadero. Với người kinh doanh như chúng tôi, đó là điều kiện để tồn tại”.

Du khách sẽ được vào tất cả các điểm thăm quan trong khuôn viên Tháp, ngoại trừ một số khu vực đang được cải tạo.   
Du khách sẽ được vào tất cả các điểm thăm quan trong khuôn viên Tháp, ngoại trừ một số khu vực đang được cải tạo.   

Ông Jean-François Martins, người đứng đầu công ty Sete điều hành Tháp Eiffel cho biết khoảng 70.000 vé cho mùa hè này đã được bán trong sáu tuần. 50% suất đặt trước là du khách trong nước, số du khách Italy và Tây Ban Nha chiếm tỷ lệ cao hơn bình thường, trong khi hầu như không có du khách Anh mua vé trước. Việc đóng cửa Tháp Eiffel do dịch bệnh đã khiến doanh thu của Sete sụt giảm tới 75% trong năm 2020, xuống còn 25 triệu euro (29 triệu USD).

Do vẫn còn nhiều lo ngại về Covid-19, ban quản lý vẫn bắt buộc những người trên 11 tuổi đeo khẩu trang và thang máy sẽ chỉ vận chuyển số khách bằng một nửa mức bình thường. Từ ngày 21/7, để phù hợp với các yêu cầu của chính phủ, du khách sẽ cần trình "giấy thông hành y tế" cho thấy họ đã tiêm vaccine hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính gần đây. Ngoài ra, du khách sẽ được vào tất cả các điểm thăm quan trong khuôn viên Tháp, ngoại trừ một số khu vực đang được cải tạo.   

Tháp Eiffel đã buộc phải đóng cửa hồi tháng 10/2020 trong bối cảnh Pháp đối phó với làn sóng dịch Covid-19 thứ hai. Thậm chí sau khi hầu hết địa điểm thu hút du khách lớn của Pháp mở lại tháng trước, tháp Eiffel vẫn đóng cửa để sửa chữa lúc đó. Đây là khoảng thời gian dài nhất tháp Eiffel đóng cửa kể từ Thế chiến 2.

Tỷ lệ tiêm chủng giảm trong khi các ca nhiễm mới tăng do biến chủng Delta đã buộc chính phủ Pháp suy nghĩ lại về chiến lược chống Covid-19. Từ ngày 21/7, người dân tới các địa điểm công cộng như rạp chiếu phim, nhà hát, bảo tàng, công viên giải trí hay trung tâm văn hóa đều phải xuất trình thẻ y tế, cho thấy tình trạng tiêm vaccine Covid-19 hoặc kết quả xét nghiệm của họ.

Những vị khách đầu tiên đã đến chờ hàng giờ trước khi đồng hồ đếm ngược ở chân tháp chuyển sang 0h.
Những vị khách đầu tiên đã đến chờ hàng giờ trước khi đồng hồ đếm ngược ở chân tháp chuyển sang 0h.

Trước đó, vào ngày 1/7, Liên minh châu Âu (EU) chính thức triển khai hộ chiếu vaccine điện tử. Công dân thuộc khối EU đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 sẽ được cấp chứng nhận tiêm chủng dưới dạng mã QR bởi quốc gia nơi họ đang cư trú. Ngoài những người đã tiêm vaccine, các cá nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 hoặc đã hình thành kháng thể miễn dịch sau khi mắc Covid-19 cũng được cấp mã QR chứng nhận nói trên. Người được cấp chứng nhận sẽ không cần tuân thủ hầu hết hạn chế về đi lại hoặc kiểm tra dịch tễ trong phạm vi EU.

Theo Reuters, hơn 62,3 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 đã được sử dụng tại Pháp. Tính đến ngày 16/7, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, Pháp ghi nhận hơn 5,83 triệu ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có khoảng 111.000 trường hợp tử vong.

Tin mới

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.