Khởi công dự án mở rộng cảng hàng không Điện Biên gần 1.500 tỷ, rộng cửa đón nhà đầu tư

Anh Tú
Dự án đầu tư xây dựng, mở rộng sân bay Điện Biên có tổng mức đầu tư hơn 1.467 tỷ đồng, dự kiến đưa vào khai thác trong quý 3/2023, chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời, tăng cường kết nối cho khu vực Tây Bắc...
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng các đại biểu ấn nút khởi công dự án.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng các đại biểu ấn nút khởi công dự án.

Ngày 22/1, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng, mở rộng Cảng hàng không Điện Biên.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho hay, tỉnh Điện Biên nằm ở cực Tây của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, Cảng hàng không Điện Biên hiện hữu có nhà ga hành khách quy mô nhỏ, đặc biệt là chiều dài đường cất hạ cánh hiện hữu ngắn, 1.830m, chỉ có thể tiếp nhận các loại tàu bay cỡ nhỏ như ATR-72 và tương đương.

Để phát huy vai trò của Cảng hàng không Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 470 ngày 27/3/2021 phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên với quy mô đường cất hạ cánh dài 2.400m, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại máy bay hiện đại như A320, A321. Đồng thời, nâng cấp nhà ga đáp ứng các tiêu chuẩn, công suất giai đoạn 1 từ 500.000 đến 1 triệu khách/năm.

Việc sớm hoàn thành đầu tư xây dựng công trình có ý nghĩa rất quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.

“Cảng hàng không Điện Biên sau khi được nâng cấp, mở rộng sẽ góp phần thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực phát triển ngành du lịch, thương mại, dịch vụ, phát huy các giá trị văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là phát huy giá trị của quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

 

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên là dự án nhóm B, công trình giao thông cấp I, với tổng mức đầu tư hơn 1.467 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Dự kiến đưa vào khai thác trong quý 3/2023, chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lãnh đạo ACV cho biết thêm, dự án sẽ xây dựng mới đường cất hạ cánh kích thước 2.400mx45m, sân quay 2 đầu, kết cấu bê tông xi măng, đảm bảo khai thác máy bay A320/A321 hoặc tương đương.

Đồng thời, xây dựng đường lăn nối, hệ thống đèn tiếp cận CAT I...

Nhà ga hành khách được thiết kế gồm 2 tầng với đường nét kiến trúc hiện đại, hài hòa.

Trong đó, tầng 1 bao gồm khu vực mái sảnh, khu vực hành khách đi và khu vực hành khách đến. Tầng 2 là khu vực phòng chờ, phòng khách hạng thương gia, dịch vụ thương mại và các khu vực phụ trợ phục vụ khai thác.

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên là dự án nhóm B, công trình giao thông cấp I, với tổng mức đầu tư là hơn 1.467 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Riêng công tác giải phóng mặt bằng với tổng mức đầu tư 1.555 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh Điện Biên đã được tỉnh triển khai.

Khi Cảng hàng không Ðiện Biên được nâng cấp, khai thác bằng dòng máy bay Airbus A320, A321 trở lên và mở đường bay với nhiều tỉnh, thành phố khác cũng như đường bay quốc tế, cơ hội cho du khách, các nhà đầu tư đến với Ðiện Biên cũng nhiều hơn.

 

Tỉnh Điện Biên nằm ở cực Tây của Tổ quốc, có địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200 m đến hơn 1.800 m. 

Bên cạnh khó khăn về điều kiện tự nhiên, Điện Biên hiện còn khoảng 10% số hộ dân chưa được sử dụng điện. Tỷ lệ hộ nghèo khoảng 34%, trong khi bình quân cả nước chỉ là 2,25%. Việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là điều kiện tiên quyết để thu hút các doanh nghiệp vào Điện Biên, từ đó, tạo thêm nhiều việc làm, giúp bà con có điều kiện thoát nghèo bền vững.

Tin mới

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.