“Không hy vọng giá xe giảm!”

Đức Thọ
“Thuế giảm không có nghĩa là giá giảm, bởi thị trường đang “khát” thế này thì không bao giờ các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô giảm giá xe”
"Ý của VAMA là nếu muốn giảm giá xe thì Bộ Tài chính phải giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Mà thuế tiêu thụ đặc biệt lại do Quốc hội quyết định, làm sao giảm được."
"Ý của VAMA là nếu muốn giảm giá xe thì Bộ Tài chính phải giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Mà thuế tiêu thụ đặc biệt lại do Quốc hội quyết định, làm sao giảm được."
Đó là quan điểm của ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Cơ khí - Luyện kim và Hóa chất (Bộ Công Thương) trong cuộc trao đổi với báo giới bên lề sự kiện AutoExpo 2007, đang diễn ra tại Hà Nội.

Là một chuyên gia đồng thời cũng là nhà quản lý trong ngành công nghiệp ôtô, ông hãy cho một đánh giá nhỏ về hiện trạng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hiện nay?

Sau 3 năm thực hiện quy hoạch công nghiệp ôtô đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định 177, năm 2006 công nghiệp ôtô Việt Nam chững lại do tâm lý chờ đợi các chính sách thuế sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có thay đổi về giá.

Tuy nhiên sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, sản lượng tiêu thụ ôtô của Việt Nam đã tăng lên, thậm chí tăng vọt trong thời gian vừa qua. Đây là một tín hiệu rất khả quan. Và để duy trì sự phát triển này, theo tôi, cần có những giải pháp và chính sách mạnh hơn để mục tiêu của chiến lược quy hoạch công nghiệp ôtô từ nay đến 2010 đạt được như đã đề ra.

Theo ông chính sách thuế hiện nay đã phù hợp để đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp ôtô?

Về chính sách thuế thì người quyết định là Bộ Tài chính. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi thì đối với linh kiện phụ tùng mà trong nước khó có thể sản xuất, đáp ứng chất lượng thì cần phải bàn thêm; còn đối với những loại linh kiện mà chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng cả về số lượng và chất lượng thì chúng ta có thể nâng lên.

Với các cam kết gia nhập WTO, chúng ta đã có được một lộ trình thuế rõ ràng từ nay tới 2019 rất rõ ràng và đây chính là điều các nhà sản xuất và người tiêu dùng cùng mong muốn. Đồng thời đây cũng là một nguyên nhân gián tiếp khiến các nhà sản xuất năm nay bán được nhiều xe. Người tiêu dùng không còn tâm lý chờ đợi về giảm giá xe.

Lộ trình thuế đã rõ, nhưng có thể nói rằng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn rất khó phát triển xứng với tiềm năng. Theo ông nguyên nhân cơ bản là ở đâu?

Nhu cầu sử dụng ôtô hiện đang tăng rất mạnh cho thấy tiềm năng rất lớn của ngành công nghiệp ôtô. Đặc biệt năm nay, nhu cầu xe tải nhỏ, xe con... rất lớn. Tiềm năng lớn, vấn đề là chúng ta phát triển khai thác tiềm năng đó thế nào.

Theo tôi điểm quan trọng nhất là chúng ta phải phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Nếu có đường tốt, có nhiều chỗ đỗ xe thì thị trường sẽ phát triển rất tốt, không phải chỉ ở khoảng 100.000 xe cả sản xuất trong nước và nhập khẩu như năm nay mà còn cao hơn rất nhiều.

Đồng thời nếu chúng ta có những chính sách ưu đãi những nhà sản xuất phụ tùng, linh kiện thì công nghiệp ôtô sẽ phát triển.

Bộ Tài chính vừa có quyết định giảm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc nhằm qua đó tác động giảm giá ôtô trên thị trường. Ông đánh giá thế nào về tác động của quyết định này? Và liệu giá ôtô trong nước có giảm như mong muốn của Bộ Tài chính không?

Mục tiêu giảm thuế là nhằm làm giảm lạm phát. Nhưng thuế giảm không có nghĩa là giá giảm, bởi thị trường đang “khát” thế này thì không bao giờ các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô giảm giá xe. Không thể bắt buộc họ được.

Được biết Bộ Tài chính đã có cuộc làm việc với Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), nhưng ý của VAMA là nếu muốn giảm giá xe thì Bộ Tài chính phải giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Mà thuế tiêu thụ đặc biệt lại do Quốc hội quyết định, làm sao giảm được.

Nghĩa là không hy vọng xe giảm giá?

Không hy vọng.

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.