Kiềm chế lạm phát: Mua ôtô công sẽ bị hạn chế

Duy Cường
Thủ tướng chỉ đạo “tạm ngừng mua sắm ôtô, phương tiện, tài sản khác có giá trị lớn, sửa chữa trụ sở làm việc”
Tạm ngừng mua sắm ôtô, phương tiện, tài sản khác có giá trị lớn - Ảnh: Việt Tuấn.
Tạm ngừng mua sắm ôtô, phương tiện, tài sản khác có giá trị lớn - Ảnh: Việt Tuấn.
Thủ tướng chỉ đạo “tạm ngừng mua sắm ôtô, phương tiện, tài sản khác có giá trị lớn, sửa chữa trụ sở làm việc”.

Đó là một phần nội dung trong Quyết định 390/QĐ -TTg của Thủ tướng ban hành ngày 17/4 về việc điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Theo Quyết định này, Chính phủ tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong quyết toán ngân sách nhà nước. Tuy nhiên một số khoản chi không nằm trong danh mục phải tiết kiệm gồm chi lương, kinh phí chi tiêu cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài…

Các khoản chi trong danh mục phải tiết kiệm gồm: chi cho hội nghị, hội thảo, lễ hội, tổng kết… sử dụng điện, điện thoại, nước, văn phòng phẩm…

Nguồn kinh phí tiết kiệm thuộc ngân sách cấp nào sẽ để lại ngân sách cấp đó nhằm giảm bội chi và bổ sung dự phòng ngân sách và ưu tiên cho dùng vào việc bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống khắc phục thiên tai, dịch bệnh…

Liên quan đến sắp xếp, bố trí lại kế hoạch đầu tư năm 2008, Quyết định nêu rõ: sẽ đình hoãn khởi công các dự án không có trong quy hoạch được duyệt, chưa giải phóng mặt bằng, ngừng triển khai các dự án khác chưa thật cấp bách, không mang lại hiệu quả.

Đồng thời, sẽ đình hoãn các dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, xây dựng hội trường, nhà bảo tàng, nhà văn hóa… đã bố trí trong kế hoạch năm 2008 nhưng chưa khởi công. Riêng với các dự án cần thiết thì chỉ bố trí vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư.

Tin mới

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Trong lĩnh vực ô tô, hầu hết các OEM đều đặt mục tiêu đạt mức 0 ròng vào năm 2050, nhưng báo cáo và tiêu chuẩn về lượng khí thải vẫn còn yếu. Áp lực pháp lý sắp tới đối với lượng khí thải sẽ yêu cầu các công ty cải thiện việc báo cáo lượng khí thải và quản lý các chiến lược không phát thải thực tế hơn.