Kiến nghị đầu tư sớm 3 tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây dọc Tây Nguyên

Anh Tú
Các tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai vừa kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đầu tư 3 tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, gồm 3 tuyến: Ngọc Hồi - Pleiku, Pleiku - Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa được ưu tiên đầu tư sớm, trước năm 2030...
Trường hợp các địa phương có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho đầu tư sớm.
Trường hợp các địa phương có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho đầu tư sớm.

Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn số 3972/ BGTVT-KHĐT gửi UBND tỉnh Đắk Lắk và UBND tỉnh Gia Lai về việc đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn qua địa bàn các tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai theo đề xuất của hai địa phương này.

Theo Bộ Giao thông vận tải, tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây qua các tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai gồm: đoạn Ngọc Hồi (Kon Tum) - Pleiku (Gia Lai) dài 90 km, quy mô 6 làn xe; đoạn Pleiku (Gia Lai) - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) dài 160 km, quy mô 6 làn xe và đoạn Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) dài 105 km, quy mô 6 làn xe. 

Theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: "đến năm 2030, nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (Ngọc Hồi - Pleiku, Pleiku - Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa)”.

Kiến nghị đầu tư sớm 3 tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây dọc Tây Nguyên - Ảnh 1

Theo phụ lục kèm theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây phân kỳ thực hiện giai đoạn 2031 - 2050.

Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quy hoạch tổng thể quốc gia được Quốc hội phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải đang thực hiện việc điều chỉnh, cập nhật quy hoạch mạng lưới đường bộ theo quy hoạch tổng thể quốc gia.

Phản hồi đề xuất của địa phương, Bộ Giao thông vận tải cho rằng việc đầu tư tuyến cao tốc các đoạn Ngọc Hồi - Pleiku, Pleiku - Buôn Ma Thuột và Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa trong giai đoạn 2021 - 2030 nhằm kết nối đồng bộ các dự án cao tốc đang triển khai (tuyến cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột) và dự kiến triển khai (tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành) sẽ tạo liên kết vùng Tây Nguyên với duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ là cần thiết phải nghiên cứu đầu tư.

 

“Trường hợp các địa phương có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho đầu tư sớm, tương tự như nội dung nêu tại khoản 2 mục III Quyết định số 1454/QĐ-TTg để có cơ sở cho các địa phương có nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực đầu tư”.

Để có cơ sở nghiên cứu đầu tư, trong quá trình điều chỉnh, cập nhật quy hoạch mạng lưới đường bộ theo quy hoạch tổng thể quốc gia, Bộ Giao thông vận tải sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục có cơ chế đối với các dự án quy hoạch đầu tư sau năm 2030.

Tuyến cao tốc Ngọc Hồi - Pleiku có chiều dài 90km, được thiết kế với quy mô 6 làn xe, nhằm hoàn thiện giao thông giữa các địa phương của 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai (từ Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum và thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Dự án từng được đề xuất triển khai dự án theo hình thức BOT. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, việc bố trí vốn cho dự án này gặp khó khăn. Trước đó, UBND tỉnh Kon Tum đã nhấn mạnh tính cấp thiết của dự án này, đặc biệt là trước tình trạng quá tải và xuống cấp của tuyến đường Hồ Chí Minh. Sự phát triển kinh tế và giao thương trong khu vực cũng làm tăng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và phương tiện qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Việc bố trí vốn cho tuyến cao tốc Ngọc Hồi - Pleiku sẽ cần phải đợi đến kế hoạch tiếp theo, sau khi được nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Còn tuyến Pleiku (Gia Lai) - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) dài 160 km, quy mô 6 làn xe và tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) - Gia Nghĩa (Đắk Nông), dài 105 km, quy mô 6 làn xe. Các tuyến này dự kiến kết nối các dự án cao tốc đang triển khai xây dựng trong khu vực, từng bước đồng bộ về cơ sở hạ tầng giao thông chất lượng cao, phù hợp với phát triển vận chuyển hành khách hàng năm.

Qua đó, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng khu vực Tây nguyên, tạo liên kết vùng khu vực duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam bộ cùng phát triển.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.