Kiến nghị nâng tốc độ tối đa lên 90km/h với cao tốc 4 làn xe hạn chế

Thanh Thủy
Cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư, cơ quan quản lý các tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư 4 làn xe khai thác tốc độ tối đa là 90km/h thay vì 80km/h như hiện nay….
Có 4 đoạn tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư 4 làn xe đã được khai thác với vận tốc tối đa là 90km/h - Ảnh minh hoạ
Có 4 đoạn tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư 4 làn xe đã được khai thác với vận tốc tối đa là 90km/h - Ảnh minh hoạ

Cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về tổ chức cắm biển tốc độ tối đa cho phép trên đường ôtô cao tốc phân kỳ đầu tư được thiết kế với 4 làn xe cơ giới (phần xe chạy 2 làn mỗi bên).

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, từ cuối tháng 12/2023 đến nay, trên cơ sở các chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, đề xuất của các đơn vị, đã có 4 đoạn tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư được thiết kế với 4 làn xe cơ giới được khai thác với vận tốc tối đa từ 80km/h lên 90km/h.

Các đoạn tuyến cao tốc được nâng tốc độ tối đa 90km/h cụ thể gồm: Cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu; Mỹ Thuận- Cần Thơ; Trung Lương - Mỹ Thuận; Tuyên Quang - Phú Thọ.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của các Ban Quản lý dự án, Sở Giao thông Vận tải đang quản lý các tuyến cao tốc nêu trên sau thời gian khai thác, theo dõi thì bước đầu giao thông ổn định.

Để đảm bảo tính đồng nhất, Cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư, các cơ quan quản lý các đoạn tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư được thiết kế với 4 làn xe cơ giới có quy mô tương đồng, có dải phân cách cứng phân chia hai chiều xe chạy được khai thác với vận tốc tối đa là 90km/h; tăng cường các điều kiện, biện pháp bảo đảm giao thông trên tuyến.

Đồng thời, quá trình khai thác, sử dụng, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị quản lý khai thác tiếp tục theo dõi về tổ chức giao thông, tình hình an toàn giao thông trên tuyến để kịp thời phát hiện các tồn tại, bất cập, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tốc độ khai thác, phương án tổ chức giao thông cho phù hợp nhằm đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.

Ngoài ra, Ban quản lý các  dự án, các cục, chủ đầu tư các dự án phân kỳ đầu tư đường cao tốc đầu tư bổ sung hoàn chỉnh để tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đầu tư hệ thống giao thông thông minh (ITS) tại Đề án xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trước đó, Cục Đường bộ Việt Nam cũng đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo nâng tốc độ tối đa từ 80km/h lên 90km/h với ôtô con, ôtô đến 30 chỗ và xe tải đến 3,5 tấn trên 9 đoạn tuyến cao tốc 4 làn xe hạn chế (còn gọi là cao tốc 4 làn xe hạn chế) gồm: Cao tốc Lào Cai - Kim Thành (cuối Cao tốc Nội Bài - Lào Cai); Cao Bồ - Mai Sơn; Mai Sơn - Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Mỹ Thuận - Cần Thơ.

 

Đường cao tốc phân kỳ đầu tư 4 làn xe thường được gọi là đường cao tốc 4 làn hạn chế khi có nền đường rộng 17m, mặt đường rộng 16m, làn xe cơ giới rộng 3,5m, không bố trí dải dừng xe khẩn cấp liên tục; tốc độ khai thác tối đa 80km/h.

Phần lớn các đoạn tuyến cao tốc phân kỳ 4 làn xe mới đưa vào khai thác thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Các cao tốc đang thi công như Châu Đốc - Sóc Trăng - Cần Thơ, Cao Lãnh - An Hữu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột cũng được phân kỳ đầu tư 4 làn xe.

Còn đường cao tốc 4 làn xe có quy mô đầy đủ có nền đường rộng 22,5m - 25m, mặt đường rộng 23,5m, mỗi làn xe rộng 3,75m, dải dừng xe khẩn cấp 2 bên được đầu tư đầy đủ, liên tục (mỗi dải rộng 3m); tốc độ khai thác tối đa 100km/h - 120km/h.

Một số tuyến cao tốc đang khai thác được đầu tư quy mô 4 làn đầy đủ như: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Bắc Giang - Lạng Sơn, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Phan Thiết - Dầu Giây, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP.HCM - Trung Lương.

Tin mới

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.