Lãi suất huy động biến động lạ

Thông thường, vào tuần cuối mỗi quý, thị trường liên ngân hàng phải chịu ảnh hưởng mạnh từ tính "mùa vụ". Mặt khác, cuối quý 3/2021 cũng là hạn cuối để các ngân hàng tuân thủ thông tư mới quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn...
Một số ngân hàng nhỏ bắt đầu đẩy cao lãi suất huy động
Một số ngân hàng nhỏ bắt đầu đẩy cao lãi suất huy động

Tuần từ 13/9-17/9, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng duy trì trạng thái giảm nhẹ khoảng 0,02 điểm phần trăm. Kết thúc tuần ở 0,68% cho kỳ hạn qua đêm và 0,8% cho kỳ hạn 1 tuần. Diễn biến này cho thấy thanh khoản hệ thống còn khá dồi dào.

Trong khi đó, theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng trong 8 tháng đầu năm đạt 7,4%, cao hơn nhiều so với mức 4,8% của cùng kỳ năm trước.

Với mức tăng trưởng tín dụng như hiện nay, dù thanh khoản dồi dào nhưng lãi suất liên ngân hàng khó quay trở về mức thấp như năm 2020. Đồng thời, do rơi sâu quá sâu so với lãi suất OMO trên thị trường mở là 2,5%/năm nên các ngân hàng thương mại vẫn chưa cần đến sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, sắp tới là tuần cuối quý 3, thời điểm mang tính chất “mùa vụ” trên thị trường liên ngân hàng, mức lãi suất VND tại đây sẽ có nhiều biến động khó lường khi áp lực thanh khoản hệ thống tăng dần.

Lãi suất huy động biến động lạ - Ảnh 1

Ở diễn biến liên quan, cuối quý 3 cũng là lúc Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22/2019/TT-NHNN chính thức có hiệu lực. Thông tư mới quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn sẽ bị giới hạn xuống 37% (từ mức 40%).

Dưới áp lực của thông tư mới, lãi suất huy động trên thị trường tuần qua có biến động lạ. Cụ thể, trái với xu hướng điều chỉnh giảm của số đông, nhiều ngân hàng nhỏ như Baovietbank, PGBank lại cho tăng lãi suất huy động. Dự kiến, từ giờ cho đến cuối quý 3 sẽ còn một vài thành viên tăng lãi suất huy động để đảm bảo tỷ lệ theo đúng quy định mới.

Nhưng vẫn phải nhấn mạnh, diễn biến lạ hay khó lường của lãi suất liên ngân hàng và lãi suất huy động chỉ trong ngắn hạn. Còn về dài hạn, các mức lãi suất này vẫn chưa có áp lực để tăng. 

Lãi suất huy động biến động lạ - Ảnh 2

Đáng chú ý, theo Công ty Chứng khoán SSI: “Mặc dù chênh lệch tiền gửi – tín dụng tiếp tục thu hẹp kể từ tháng 11/2020, mức chênh lệch này chưa thực sự tạo áp lực và chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm lãi suất huy động vẫn tiếp tục đi ngang, thậm chí có thể giảm trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước cần phải có các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch”.

Quay lại với diễn biến tuần trước, tại thị trường ngoại hối, các dữ liệu kinh tế tích cực trong tuần qua củng cố đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ và gia tăng kỳ vọng rằng Fed có thể thu hẹp quy mô mua tài sản sớm hơn. Điều này thúc đẩy đồng USD và lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ tăng. Hầu hết các đồng tiền chủ chốt đều giảm giá so với USD như EUR -0,75%, GBP -0,71%, CAD -0,57%.

Ở Việt Nam, tỷ giá USD/VND niêm yết ở các ngân hàng thương mại đi ngang trong tuần qua, kết tuần giao dịch ở mức 22.640/22.870 VND.

Giá vàng trong nước đã có bước điều chỉnh tương đối mạnh, khi giảm tới 1,1% trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm mạnh (-1,8%) Điều này giúp chênh lệch giá vàng thế giới – trong nước hạ nhiệt phần nào và tỷ giá tự do điều chỉnh nhẹ, kết tuần ở 23.045/23.190 VND.

Lãi suất huy động biến động lạ - Ảnh 3

Cán cân thương mại trong tháng 8 duy trì nhập siêu hơn 100 triệu USD nhưng tích cực hơn so với ước tính từ Tổng cục thống kê (-1,3 tỷ USD), cho thấy hoạt động sản xuất đã phần nào được phục hồi trong nửa cuối tháng 8. Chính phủ hiện đang từng bước mở cửa dần lại nền kinh tế, do vậy nhiều khả năng cán cân thương mại sẽ được cải thiện vào giai đoạn cuối năm trong khi đó dòng kiều hối thường sẽ tăng mạnh trong cuối năm.

“Nguồn cung – cầu ngoại tệ trên thị trường sẽ tương đối cân bằng và giúp tỷ giá USD/VND duy trì trạng thái ổn định”, nhóm nghiên cứu tại SSI nhận định.

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Kế hoạch của chính quyền Tổng thống Biden nhằm áp dụng các mức thuế mới nặng hơn đối với xe điện và pin của Trung Quốc sẽ mang lại sự bảo vệ tạm thời cho việc làm trong lĩnh vực ô tô của Mỹ, nhưng có thể gây thiệt hại cho những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách đẩy nhanh việc áp dụng xe điện của Mỹ.
Khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản “hết phép”, điều gì sẽ xảy ra?

Khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản “hết phép”, điều gì sẽ xảy ra?

Một loạt các nhà sản xuất ô tô toàn cầu, trong đó có các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, đang ngày càng có xu thế chuyển hướng sang hợp tác với các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trong nỗ lực giành lại thị phần tại một trong những thị trường ô tô lớn nhất và thay đổi nhanh nhất thế giới.